Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hello Tuổi Già! Lẩm Cẩm Từ Ngữ (34)Bắc - Nam(34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    TÂM SỰ TUỔI GIÀ.

    Đỗ Hữu Phương.

    Từ khi người Việt tị nạn trên thế giới vào năm 1975 đến nay thì thế hệ Cha Mẹ chúng ta, bậc Anh Chị chúng ta đang vui hưởng tuổi già và bây giờ đến lứa tuổi mà người ta gọi là baby boomer cũng đã và đang bắt đầu về hưu rồi.

    Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khung viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi.

    Đời người thoáng chốc đã già. Hơn bốn mươi năm trôi qua, chúng ta đã trải qua một đoạn đời trai trẻ trong một đất nước chiến tranh. Dầu trực tiếp cầm súng chiến đấu tại mặt trận, hay gián tiếp chống lại kẻ thù chung, chúng ta đã trải qua những năm tháng sống nay, chết mai và cuộc sống không có tương lai. Và rồi, những năm bị đầy đọa cực kỳ gian khổ trong các trại tù hay những ngày lo sợ vì đói khát, chết chóc trong khi tìm cách vượt biên tìm tự do. Đến được đất nước thanh bình với một thân thể đã yếu, tinh thần còn vương vấn những khổ đau trong quá khứ, và rồi phải tiếp tục đi “cầy” để lo cho cuộc sống trên xứ lạ quê người…

    Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc. Vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nửa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống. Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm “Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…

    Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người, nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền, và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái. Ta vẫn biết khi ta ra đời ta đâu có mang nó đến, và khi ra đi chúng ta cũng không mang nó theo. Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn, nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình. Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống, nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống. Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú. Chúng ta phải thay đổi cuộc sống khổ hạnh thời xa xưa, đừng nghĩ đến những năm tháng đói, lao động khổ cực trong các trại tù miền Bắc, hay những ngày tháng đói, khát trên biển cả trong khi đi tìm tự do. Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình. Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện ngoài xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.

    Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…

    Cuộc sống tuổi già thật đa nguyên, đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gở bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nửa. Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chổ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghỉ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng. Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một lều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.

    Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghỉ đến đồng tiền, đừng nghỉ đến giàu hay nghèo nửa và cũng đừng than trách hay hối hận vì những lầm lỗi trong quá khứ và cũng đừng tự hỏi là tại sao bây giờ ta không có nhiều tiền. Đừng nói ta không có tiền. Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẩu của chúng ta. Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già. Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại. Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.

    Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch. Ăn được ngủ được là Tiên. Ăn và ngủ đi đôi với nhau. Người lớn tuổi có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn uống bổ dưởng, cung cấp đủ calories cho cơ thể. Sự luyện tập thể dục là thỏi nam châm của cuộc sống và là kim chỉ nam của tuổi thọ. Đi du lịch để cho cuộc đời thoải mái, trí óc thanh thản và vui sống.

    Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói, xa vời. Hẹn nhau trong những buổi họp mặt để ta có nhiều người bạn tâm tình, kể lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ…vui cười thích thú. Vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau, luôn luôn yêu thương người bạn đời, gắn bó với nửa kia của mình, là điều mà chúng ta mong ước. Đưa các cháu đi học, đi ăn, chơi đùa với các cháu… là thú vui của tuổi già. Ta phải làm thế nào tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Nụ cười là lều thuốc bổ quí nhất. Chúng ta cần tránh đi những sự cải vã, tranh dành hơn thua từng lời nói hoặc những tranh chấp vô ích với bất cứ ai. Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi chúng ta, nhất là những người đang đau yếu. Chúng ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giử bình an trong tâm hồn.

    Chúng ta có thể nói là mình có hạnh phúc thật sự khi có sức khỏe tốt, chịu đi tập thể dục, có cơ hội du lịch thường xuyên, ngủ ngon, ăn uống ít kiêng cử khi vào tuổi hoàng hôn. Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc. Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.

    Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẳn lòng giúp người, có lòng khoan dung. Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.

    SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là qui luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng cuộc đời của một người cũng chỉ là con số không to lớn.

    Comment


    • #62
      Người già trên xứ Mỹ

      Nguồn vietnamnet

      Nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi trong lòng người Việt xa xứ, đặc biệt là với người lớn tuổi. Hồi hương thì chẳng còn bà con họ hàng, ở lại thì phải đối diện với nỗi cô đơn khi xế bóng trên xứ người.

      Hằng ngày tôi vẫn dõi mắt vào cái nhiệt kế treo trong phòng sinh hoạt gia đình. Cột đỏ của nhiệt kế vẫn ở mức 13 hay 14 độ C. Khí trời vẫn còn rất lạnh, tôi ngại ra đường đón xe bus đến thăm vài ông bạn thân đang ở trong viện dưỡng lão ở thành phố Westminster của quận Cam (California – Mỹ).

      Nhiều lần tôi nhờ đứa con trai, cuối tuần chở tôi bằng xe hơi đi thăm các bạn già, nhưng hai ngày thứ bảy, chủ nhật nó cứ dán mắt vào cái tivi để xem các trận bóng rổ và bóng bầu dục (Football) của Mỹ.

      Các con lớn, trai gái, đều ở xa, tít mãi xa. Lúc nhỏ, chúng còn quây quần sống với mẹ cha, lớn lên lấy vợ, lấy chồng, đều có một đời sống riêng tư. Tôi ở nhà một mình với đứa con út còn độc thân. Bảy giờ sáng, nó ra xe đến sở làm, chiều tối mới về nhà, nói dại nếu tôi lỡ có đột quỵ vì nhồi máu cơ tim thì chẳng có ai hay biết.

      Ông hàng xóm ở cạnh bên là người Mễ Tây Cơ. Nhà bên mặt, sau lưng, phía trước đều là sắc dân da trắng. Cửa chính nhà tôi và hàng xóm đều đóng kín suốt ngày đêm. Thỉnh thoảng nhìn thấy nhau, chỉ giơ tay vẫy chào. Tôi ở khu này gần 20 năm qua, mà chưa bao giờ chuyện trò với nhau. Đã nhiều lần tôi có cảm giác hình như mình đang bị giam lỏng trong một không gian của “tự do”.

      Tự nhiên, tôi ngước mắt nhìn lên bàn thờ, hai bức ảnh của cha mẹ già, thuở nào, giờ đây biền biệt chia xa. Bức ảnh của người vợ thân yêu, đã 6 năm nay yên ngủ trong lòng đất lạnh.

      Cuốn lịch treo tường, mỗi ngày tôi vẫn đều đặn bóc từng tờ. Ba mươi năm sống trên xứ người, được những gì? mất những gì? Tôi cứ băn khoăn tự hỏi như thế nhưng bao giờ mổ xẻ tường tận vì tôi sợ mà cũng chẳng biết sợ điều gì.

      Sáng nay thức dậy sớm, bước xuống nhà, cái nhiệt kế đã chỉ 17 độ C. Vài ngày nữa chắc sẽ ấm hơn. Tôi vui mừng mỉm cười một mình. Cuối tháng 11 dương lịch rồi. Lại sắp đến mùa Giáng sinh, Tết Tây và Tết Ta.

      Sau vườn, nụ non trong chậu mai đã đâm chồi. Nắng sẽ hanh vàng và tôi sẽ bắt bus đến thăm các bạn già trú đông trong các viện dưỡng lão ở thành phố Westminster, nơi cộng đồng người Việt cư ngụ đông nhất Hoa Kỳ. Nếu kể thêm các thành phố lân cận, như Los Angeles, Long Beach, trong khu chu vi khoảng 40 dặm, có lẽ hơn 400 ngàn người Việt làm ăn, sinh sống tại đây.

      Thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt làm đủ mọi loại ngành nghề từ bác sỹ, kỹ sư, luật sư, nhà bác học, nghệ sỹ, thương gia đến bác tài xế, anh cắt tóc, chị tỉa móng tay… Đặc biệt vài năm trở lại đây, đã có một vài khuôn mặt trẻ tham gia chính trị Hoa Kỳ.

      Một cộng đồng non trẻ năm nào ngơ ngác bước chân lên đất Mỹ, trong chớp mắt gần 40 năm, đã trở thành một cộng đồng sinh động bậc nhất mà ngay chính người Mỹ cũng phải kính trọng và nể phục, và các cộng đồng di dân khác, có chút ganh tị.

      Tuổi trẻ Việt Nam ở nước ngoài đã bước những bước vững chắc tự xây dựng cho chính mình và gia đình hướng về một tương lai rực rỡ, và hình như với quá khứ của cha ông, họ ít quan tâm đến.

      Ngược lại, tuổi xế chiều của người Việt xa xứ là đề tài nghiên cứu không chỉ cho các nhà Xã Hội học gốc Việt mà cả các nhà Xã Hội học bản địa cũng quan tâm không kém.

      Một khảo sát của Đại học San Diego (Californnia) kéo dài trong 1 năm với 1.000 gia đình Việt sinh sống ở thành phố San Diego vào cuối thập niên 80 cho thấy:

      Người Việt đang sống với ba thế hệ riêng biệt. Tuổi trẻ, học hành rất tốt, hướng đến tương lai, với ước mơ hoà nhập vào dòng chảy của cuộc sống nơi họ sinh ra hoặc lớn lên. Tuổi trung niên luôn hoài niệm về quá khứ nhưng cố quên, đem tất cả sinh lực làm hai ba công việc, hoặc cố làm thêm giờ phụ trội. Họ cố kiếm tiền để sắm xe, mua nhà và cho con cái ăn học. Với người già, họ hình như mất tất cả, nhiều người còn bị trầm cảm, không muốn suy nghĩ gì.

      Chơ vơ trong một buổi sáng cuối tuần, tôi quyết định đón xe bus đến thăm vài ông bạn già đang ở trong viện dưỡng lão gần khu Phước Lộc Thọ, trung tâm của Little Saigon.

      Trước cửa viện dưỡng lão trồng rất nhiều hoa, những cây bông giấy rực rỡ trong ánh nắng sớm. Cảnh đẹp mà hoang vắng đến rợn người. Tôi thấp thoáng nhìn thấy có hai chiếc xe lăn. Tôi sải bước nhanh hơn, đó là hai người bạn tôi.

      Cứ ngỡ họ đứng đón tôi nhưng một ông bạn lên tiếng: “Không phải chờ ông đâu, tuần rồi thằng con không đem các cháu đến thăm nên tui sốt ruột ra cổng chờ”. Tôi xem đồng hồ, mới hơn 7 giờ sáng. Vừa lúc đó, nghe tiếng thắng xe phía sau lưng, hai đứa con trai của hai người bạn tôi bước đến.

      Hai ông bạn không nói gì, ánh mắt chỉ nhìn vào chiếc xe, họ đang đợi lũ cháu nội. Sau vài câu thăm hỏi, một người con trai nói: “Tụi con phải đưa mẹ con chúng nó xuống Sở thú San Diego xem gấu trúc và cá heo làm xiếc. Bye – bye bố nghe”. Chiếc xe rồ máy và mất hút ở một khúc quanh đầu đường.

      Hai bạn già thẩn thờ nhìn theo, họ lẳng lặng, rướn người lăn chiếc xe trở về phòng.

      Theo một thống kê không chính thức, trong cộng đồng người Việt ở miền Nam California có khoảng hơn 15 ngàn người từ 65 tuổi trở lên. Một số đang ở nhà, và một lượng không nhỏ đang ở trong các viện dưỡng lão.

      Họ vẫn nhớ về một dòng sông, về góc phố một mảnh vườn, một làng quê, nơi họ sẽ sinh ra, lớn lên, trong nhọc nhằn trong bom đạn và đêm đêm quen thuộc với ánh hoả châu bừng sáng, xa xa tiếng đại bác vọng về. Với nhiều người, mơ ước cuối đời là được sống và được chết trên quê hương yêu dấu. Chỉ vậy thôi.

      Comment


      • #63
        Chuẩn Bị Cho Tuổi Già Cô Đơn

        Di Li

        Đôi khi chúng ta thấy nhiều người kêu ca rằng mình cô đơn. Thực ra cô đơn là một từ văn chương mỹ miều và sang trọng, dân dã hơn người ta hay than phiền về cái nỗi “buồn chán” đeo đẳng. Điều này thường gặp hơn ở những người đã đến tuổi hưu trí. Khi đến ngày cầm sổ hưu, họ sốc. Đến ngày cuối tuần, con cái không về thăm họ vì một việc bận bất thường nào đó, họ sốc. Và họ buồn hàng ngày. Họ trách con cháu vì thiếu quan tâm đến họ. Họ bảo chỉ có hai ông bà già thùi thũi đi ra đi vô trong một căn nhà vắng lặng. Tôi nghĩ nhiều về điều này. Tại sao những người già lại hay cô đơn? Khi đã về già và lúc còn trẻ có khác gì nhau? Họ bảo tôi không hiểu được đâu vì tôi còn trẻ, chừng nào tôi già như họ thì tôi mới thấy thấm.

        Những người già cô đơn, khi còn trẻ có lẽ họ cũng không có nhiều niềm đam mê trong cuộc sống. Họ vui khi trẻ, vì lúc đó họ có một công việc để làm nơi công sở và một cộng đồng người vây xung quanh để trò chuyện và giao tiếp. Suy cho cùng, đó là những người luôn cần có cộng đồng. Và thú vui duy nhất của họ là được trò chuyện, đối với phụ nữ thì dùng một từ lóng thô giản hơn là buôn dưa lê. Họ buôn dưa lê ở sở làm, quán cà phê, trên điện thoại, trên mạng, qua Facebook hoặc Yahoo Messenger. Đàn ông cũng buôn dưa lê, nhưng chủ yếu ở các quán nhậu, quán cà phê sáng hay quán cóc vỉa hè. Chả thế mà đâu có quốc gia nào bắt gặp những quán nhậu mà ở đó đàn ông nói chuyện ầm ào như chợ vỡ từ sáng muộn cho tới chập chiều, từ chiều muộn cho tới tối đêm.

        Ngoài thú vui trò chuyện ra, những người già cô đơn khi còn trẻ không có mấy mối bận tâm nào khác. Họ không thích đi du lịch, khám phá mạo hiểm, đọc sách hoặc viết lách, nghe nhạc hoặc chơi vài loại nhạc cụ nào đó, thăm phòng tranh hoặc vẽ tranh, xem các trò thể thao hoặc chơi thể thao, chơi cờ, khiêu vũ, xem phim, trồng trọt, nuôi thú cảnh, làm đồ thủ công, may vá thêu thùa, sưu tập tem, xe cổ chế biến, máy móc vi tính, … Khi những người già “hay kêu ca” cô đơn được hỏi, không một hạng mục nào vừa kể trên nằm trong sở thích của họ, chứ đừng nói là đam mê. Họ cũng không biết làm công việc phụ gì khác ngoài cái nghề nghiệp mà kể từ khi nghiệp đoàn ký quyết định về hưu cho họ thì đã chấm dứt vĩnh viễn. Cuối cùng, một số người già thi thoảng đi chùa hay tu học giải khuây, mặc dù đi lễ chùa hay tu học hoàn toàn không được xếp vào danh mục giải trí.

        Cha mẹ tôi năm nay cũng tròn 70. Và tôi chưa bao giờ thấy họ phàn nàn về nỗi cô đơn. Không phải họ “ngậm đắng nuốt cay”, mà có lẽ vì chẳng mấy khi họ có thời gian để mà cô đơn. Cha tôi là nhiếp ảnh gia kiêm nhà báo. Hễ cứ gọi điện cho ông lần nào là đều thấy giọng ông vui vẻ và náo nức “Ừ, bố đang ở Hà Giang hoặc Cà Mau hoặc Đà Nẵng hoặc Tây Nguyên. Bố chụp được nhiều ảnh đẹp lắm con ạ. Khi nào về bố sẽ cho con xem. Bố đang đi cùng các bạn…”. Đôi khi ông tự gọi điện cho tôi vào lúc tối muộn, từ một vùng núi nào đó rất xa hoặc từ một cổng galery ảnh ở Sài Gòn, chỉ để chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc tức thời ở cái nơi đang rất vui vẻ ấy, bằng một giọng vội vã rồi nhanh chóng cúp máy để vui tiếp. Lát sau tôi mới chợt nhớ ra ông đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, cái tuổi mà con cháu có thể tổ chức lễ mừng thọ cho ông được rồi.

        Mẹ tôi cũng vậy, mỗi bận lên thăm cháu ngoại thường mang theo một túi sách báo, đưa cho tôi những cuốn hay mà bà vừa tìm đọc và tâm đắc, rồi phấn khởi kể về chuyện tuần trước tham gia văn nghệ ở một câu lạc bộ nào đó. Mỗi lần như vậy, tôi lại nhẹ lòng. Bởi lúc nào tôi cũng canh cánh lo cái nỗi cha mẹ tôi cô đơn vò võ khi cả hai con gái đều đã đi lấy chồng. Cha mẹ tôi, tôi và con gái tôi là ba thế hệ với ba cách sống, cách nghĩ khác nhau, bên cạnh sự gắn bó bằng tình thương ruột thịt bất tận và sự chia sẻ niềm vui nỗi buồn thì dẫu sao mỗi người vẫn là một thế giới riêng, vẫn không thể là một người bạn theo đúng nghĩa của nó. Nếu những thế giới riêng không có niềm đam mê và niềm vui riêng của chính mình thì lâu dài sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về niềm vui sống. Điều này là rất nguy hiểm.

        Tôi hay phải trả lời một câu hỏi quen thuộc của những người bạn gái. Bạn tôi nói rằng mình đang trong tình trạng xì trét, chỉ vì cô ấy yêu chồng quá đỗi và anh ta thì đã có người khác. Sau khi trao đổi một hồi, tôi hiểu việc khuyên cô ấy kéo lại người kia là bất khả thi, nên tôi tư vấn cô ấy nên theo học một lớp Yoga, thiết kế đồ họa, học tiếng Tây Ban Nha hay Tango Argentina. Những lớp học sẽ thay đổi không khí, mang lại niềm vui, chia sẻ mối quan tâm độc nhất của cô ấy sang một hướng khác. Học những điều mới lạ cũng là một thử thách. Người ta sẽ cảm thấy tự tin hơn khi chinh phục và vượt qua những điều mình chưa biết. Những lớp học hay những câu lạc bộ cũng mang đến sự giao lưu của một nhóm người có cùng chung một mối quan tâm. Nhưng cô ấy chào tôi rồi ngắt máy. Trước khi ngắt máy nói rằng cô ấy tưởng bí quyết của tôi là gì, chứ đi học thì chán lắm. Mối quan tâm lớn nhất của cô ấy chỉ là người chồng đã mất phần hồn chỉ còn phần xác.

        Hãy thử xem, nếu bạn không có bất cứ sự quan tâm nào khác trong cuộc sống ngoài thú vui trò chuyện cùng một người hay một nhóm người nào đó (gia đình, người yêu, đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm) thì khi những người đó biến mất, bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng như thể đã mất tất cả vậy. Và bạn cảm thấy tương lai là một bức màn tối đen. Hay chí ít, nếu chỉ vắng mặt những người xung quanh trong một thời gian ngắn, bạn sẽ rơi vào cảm giác buồn chán và vô vị.

        Trong chương trình“Market leader”, có một đề tài thảo luận khá thú vị: You should plan your retirement from an early age. (Bạn nên lập kế hoạch khi về hưu ngay từ lúc tuổi đời còn rất trẻ). Người bạn trẻ luôn phì cười trước đề tài này. Không ai muốn lập kế hoạch cho tuổi hưu trí của mình khi mới mười tám đôi mươi. Vậy mà tôi đã mường tượng đến tuổi già của mình từ lâu lắm. Tôi vẫn nói đùa với bạn bè rằng: Khi nào đã sang ngưỡng cửa bên kia của cuộc đời, tôi sẽ mua một ngôi nhà ở một nơi (mà tôi cho rằng đẹp nhất hành tinh) để sống, một mình. Vốn đã quen với những quan điểm và lối suy nghĩ đi quá ngưỡng bình thường của tôi, những người kia vẫn không quên kinh ngạc: Tại sao thế?

        Tại vì khi ấy không nhiều người còn cần đến tôi nữa. Tôi ít khi thấy những cặp vợ chồng già vẫn còn ríu rít âu yếm và trò chuyện bất tận như một đôi uyên ương, hiếm khi thấy con cái trưởng thành lúc nào cũng thèm gặp, thèm được trò chuyện với cha mẹ và lúc nào cũng nhớ mẹ như khi chúng còn thơ ấu. Lúc ấy con tôi đã có gia đình riêng hạnh phúc của nó và những mối quan tâm mà tôi chỉ là một vị trí rất nhỏ. Bạn bè tôi có lẽ cũng bận rộn với việc đi lễ chùa, tập dưỡng sinh, lo chữa bệnh tiểu đường, mỡ máu, gút và huyết áp cao, không mấy ai còn thiết ngồi quán cà phê mà trò chuyện.

        Khi về già, có lẽ sức sáng tạo cũng đã cạn dần, hoặc vẫn còn có thể nhưng sản phẩm sáng tạo đã đuối dần đi rồi. Khi ấy độc giả sẽ không còn cần đến những tác phẩm trung bình của một tác giả già nua. Và có lẽ đến tận 99 tuổi, tôi vẫn là tôi, vẫn là một cá thể không thể tồn tại ở nơi nào mình ít được cần đến. Lúc đó… tôi mơ màng đến một căn biệt thự xinh xắn ở một đô thị cổ xưa tĩnh lặng, với chiếc ghế băng trên hàng hiên thuận tiện cho việc nằm đọc sách, những sở thích mà khi còn trẻ như bây giờ, tôi luôn không đủ thời gian để thực hiện. Và tôi sẽ không cô đơn khi mà còn quá nhiều niềm vui sống khác.

        Tất nhiên đó là một câu chuyện tưởng tượng của một người sống bằng nghề tưởng tượng. Điều tôi muốn nói chỉ là: Nếu bạn có một đời sống tinh thần phong phú và bận rộn, bạn sẽ rất hiếm khi cảm thấy cô đơn và buồn chán. Trái lại, cuộc sống của bạn sẽ kéo dài như một ngày hội bất tận cho đến khi bạn bước vào tuổi hưu.

        Comment


        • #64
          Originally posted by 'CuongTran'

          Chuẩn Bị Cho Tuổi Già Cô Đơn

          Di Li

          Đôi khi chúng ta thấy nhiều người kêu ca rằng mình cô đơn. Thực ra cô đơn là một từ văn chương mỹ miều và sang trọng, dân dã hơn người ta hay than phiền về cái nỗi “buồn chán” đeo đẳng. Điều này thường gặp hơn ở những người đã đến tuổi hưu trí. Khi đến ngày cầm sổ hưu, họ sốc. Đến ngày cuối tuần, con cái không về thăm họ vì một việc bận bất thường nào đó, họ sốc. Và họ buồn hàng ngày. Họ trách con cháu vì thiếu quan tâm đến họ. Họ bảo chỉ có hai ông bà già thùi thũi đi ra đi vô trong một căn nhà vắng lặng. Tôi nghĩ nhiều về điều này. Tại sao những người già lại hay cô đơn? Khi đã về già và lúc còn trẻ có khác gì nhau? Họ bảo tôi không hiểu được đâu vì tôi còn trẻ, chừng nào tôi già như họ thì tôi mới thấy thấm.

          .....

          Tất nhiên đó là một câu chuyện tưởng tượng của một người sống bằng nghề tưởng tượng. Điều tôi muốn nói chỉ là: Nếu bạn có một đời sống tinh thần phong phú và bận rộn, bạn sẽ rất hiếm khi cảm thấy cô đơn và buồn chán. Trái lại, cuộc sống của bạn sẽ kéo dài như một ngày hội bất tận cho đến khi bạn bước vào tuổi hưu.


          Mình ai cũng sắp 60 cũng sắp già rồi, nhưng tuổi già đâu có cô đơn nếu còn nửa của mình kế bên. Khi mấy con cái lớn rồi nó tự ra riêng lo gia đình của con cái, tụi nó cũng không còn nhiều thì giờ, nếu mình nghỉ như vậy thì mình cũng không buồn 2 vợ chồng già ở nhà cũng đâu có buồn. Con cái hiếu thảo mỗi tháng cho ông bà già vài trăm để trong túi thêm cho vui tuổi già là có săn sóc cha mẹ rồi và mình sống lâu thêm một chút. Thiệt như mình ở đây, cha mẹ ở VN mình đâu lo lắng được cho cha mẹ, nhưng mỗi tháng mình gởi về cho ba má 4,5 trăm, ông bà già vui rồi.

          Theo tôi bình thường, khi về già không thích ở trong một nhà đẹp ở nơi yên lặng, mà thích ở trong phố mình đi mua sắm không phải đi xa, ngòai phố thì vui đẹp, hơi tốn tiền khi buồn xuống phố đi dạo một vòng, lúc không lái xe được thì xe bus xe điện tàu lửa kế bên còn ở nơi hoang vắng yên tỉnh, có cảm tưởng như mình bị giam lỏng, thiệt là cô đơn buồn chán, chỉ thấy cảnh thiên nhiên.


          Comment


          • #65
            Anh Cường ơi! Có lẽ anh phải ghi vào sổ tay những bài nào anh đã đăng..để không đăng lập lại lần 2..nhất là ở mục Hello Tuổi Già. Hổng lẽ anh thực sự hello chào đón tuổi già rồi hay sao hihihi..Bài này đã đăng ở trang 5, trước bài Phiên Phiến Tuổi Già...Vì XL thích câu kết cảu bài viết nên nhớ rõ...Ghi chép ra điều gì đã làm thì cũng là một cách rèn luyện cho trí nhớ đó mà hihihi...

            Comment


            • #66
              Ooop! chắc anh C bị "tẩu hoa nhập ma" rồi...không có mục nào trên Forum mà bị đăng bài lại hai lần, chỉ có mục Hello Tuổi Già mà thôi..Hichichic! Buồn 5 phút. :s

              Điều này chứng tỏ trí nhớ của mấy cô em còn rất tốt...Coi như anh gỡ gạt vì có Kim Vân chia xẻ ý tưởng cho bài này, cảm ơn KV!

              Hẹn bài khác trong vài ngày tới.

              Comment


              • #67
                Yêu Người Hay Mê?

                Lâu nay sưu tầm và đăng nhiều về "Tuổi Già" hay "Cao Tuổi", đôi khi cũng căng thẳng và chính mình cũng bị "tẩu hỏa nhập ma" đăng đi đăng lại đôi khi không nhớ rõ đã đọc hay đã duyệt hay chưa. Hôm nay, chúng ta không nhắc đến hay lo lắng về chuyện ngưới cao tuổi, mà chúng ta cứ giả sử mình đang được yêu đời trở về khoảng đời trẻ trung, nhắc nhớ lại những gì đã đi qua cuộc đời, những cảm xúc còn man mác trong trí nhớ, hay có thể những bâng khuâng xao xuyến ấy cũng đã lụi tàn theo tuổi đời của chúng ta. Nếu có như thế, thì cũng đừng nói "Wow! Tiếc quá!" hay “Đúng càng lớn...càng nhiều tuổi!" và buồn năm phút.

                Năm 1999 tôi bắt đầu làm thơ trở lại, có viết một bài thơ "Yêu- Mê", được bạn Đỗ Quân để ý chiếu cố và đã sáng tác qua một tiết điệu nhạc vui nhộn Chachacha và đổi tên là "Yêu Người Hay Mê". Bạn ĐQ quá thích, mời anh nhạc sĩ kiêm ca sĩ Đức Minh soạn hòa âm và thâu âm bài hát . Ai ngờ anh ĐM cũng rất thích bài nhạc này, anh soạn hòa âm lập đi lập lại nhiều lần cho đến khi hoàn chỉnh như kiểu "Satana’s Black Magic Woman". Ý lời thơ là đôi khi ta lẫn lộn yêu, đang yêu hay bị yêu, mê, hay mê mà không yêu....Ta cho rằng ta đang yêu, nhưng thực ra ta chỉ mê gái ra quán cà phê mỗi tối để gặp cô hàng cà phê và nghe nhạc tình. Nhưng có lúc ta như mê muội đầu tóc bơ phờ, hốc hác chạy xuôi chạy ngược kiếm tìm, nhưng cuối cùng xa người mất người thì mới biết đó là ta yêu thực sự.

                Bài Nhạc "Yêu Người Hay Mê" (Thơ: Trần Cường, Nhạc: Đỗ Quân, Ca Sĩ: Đức Minh)



                Cứ thoát ra cái thư thái nghiêm nghị của người lớn tuổi, cứ đừng nghĩ đến cái sức lực yếu kém và phong độ chậm chạp của mình. Ta bỏ ra dăm phút để lãng mạn nhớ về thuở trẻ trung xuân thì để nghĩ về những tâm lý "yêu" và "mê" ra sao nhé!

                Chắc chắn bạn đã trải qua tình trạng "Tim đập nhanh, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi , và giọng nói của bạn cũng lõm bõm tiếng còn tiếng mất như ở trong cuống họng, tay chân cứ cuống quít như chạy nhảy đuổi theo kịp nhịp đập của lòng ngực của bạn? Sau đó được hoàn hồn, ta nhẩy ca múa tưng tưng vui sướng cả ngày, ta cho đó là thiên đường nhất xứ đang trong tầm tay. Bạn ơi, đó không phải là yêu, đấy mới là thích thôi.

                Cũng có khi trong bắt gặp tình cờ hay cố ý, bạn cứ quấn quít mân mê trong cái "ngự trị" trong tay trong mắt, bạn không thể cầm lòng giữ âu yếm và mơn trớn trong ánh mắt và bàn tay của bạn khỏi họ. Bạn cho đó là lãng mạn vì ta đã chiếm đoạt được trái tim họ. Nhưng đó không phải là yêu, mà chỉ là thể hiện tình dục và sự thèm muốn chiếm đoạt.

                Chỉ sau vài lần gặp gỡ chuyện trò, hay sau vài lần đi chơi, bạn đã hãnh diện và háo hức muốn khoe họ với mọi bạn bè về người bạn gái mới quen. Bạn cho đó là người bạn gái của tình yêu "đầu" hay "độc nhất" của mình. Bạn có thể phơi bày cảm xúc bằng lời lẽ "chau chuốt" về mối tình chớm nở ở bất cứ chỗ nào như quán cà phê, cuộc chơi bida, tụm năm chụm bảy đấu láo, chuyện hành lang trong trường, v.v... Nhưng đó không phải là yêu, đó là may mắn và phô trương "ta cũng yêu như ai".

                Rồi trong cái quan hệ ấy càng ngày càng gần gũi. Bạn thuờng mơ mộng cho đây “phải là tình đầu và là tình cuối", rồi bạn nói với họ mỗi ngày họ là người duy nhất bạn nghĩ tới mỗi ngày mỗi giây phút. Thiếu họ trên đời thì bạn không thể sống được, không thể thay thế người thứ hai, không quên nụ cười trìu mến, v.v... Rồi trên cuộc đời này, cuối cùng cũng không phải là tình yêu, đó là lời nói dối bâng quơ được thuê dệt lãng mạn tình tứ.

                Đôi lúc bạn bỏ nhiều thời giờ không đâu, làm chuyện không đâu tốn phí thời giờ. Bạn cứ "hiện diện" xà quần những chỗ có người đó, chẳng nói chỉ ngắm, ngang qua trước mặt thì chẳng ngắm nhìn, mà cứ làm bộ ta đây ngon lành, nhưng lâu lâu liếc mắt quan sát "ngưới đó còn ngồi đó hay không. Bạn hút thuốc lá mắt mơ màng trông vẻ lãng tử, tách cà phê cầm uống cũng ra vẻ sành điệu, ngồi trên xe Honda cũng có vẻ phong trần, v.v... Bạn muốn cho họ tại vì bạn biết họ ở đó, luôn có trước mặt tạo sự chú ý cho họ. Dạ thưa bạn, đó chưa phải là yêu, đó là biểu trương sự cô độc do "làm tàng", hay đơn phương của "người yêu cô đơn".

                Có những lúc bạn xông xáo làm bất cứ chuyện gì ngay cả khi người đó chưa mở lời nhờ vả. Bạn cho biết bạn là người hiểu họ và có thể lo cho họ những thứ thật chi tiết. Dường như bạn ở đó vì đó là điều mọi người muốn có sự hiện diện của bạn, nhưng bạn vẫn âm thầm lặng lẽ chẳng nói lên câu nào. Bạn dễ dàng bạn tha thứ những lỗi lầm của họ vì bạn quan tâm đến họ. Người đó hay tâm sự chia xẻ những khúc mắc trong sinh hoạt hằng ngày. Vui đó, giận đó, và quên đó ngay, không hề mảy may ứ tứ một thứ gì tinh tế với bạn. Đó cũng không phải là yêu, mà đó là lòng trung thành đôi khi dừng ở tình bạn mà thôi.

                Bạn đôi khi là người nhận tình cảm, và thú nhận hay chấp nhận tình cảm của họ vì bạn không muốn làm họ đau lòng hay khóc lóc than thở. Nhưng bạn đâu có tình yêu đâu, đó là đó là lòng thương hại. Có khi bạn được quàng vai bá cổ, nắm tay ôm eo, hay được hôn trên má....là bạn đã cảm thấy sung sướng theo đuổi họ hằng ngày và ở mọi nơi. Thật ra đó không phải là yêu, mà đó đang trở nên không bình thường và bạn bị kém tin tưởng đối với mọi người xung quanh.

                Bạn lẩn thẩn mỗi ngày, phải ra quán hàng cà phê, phải đi ngang qua dãy phố, hay đứng trước cổng trường. Bạn chỉ cần nhìn thấy dáng họ mỗi ngày, nụ cười của họ mỗi lần, giọng nói Nam kỳ thiệt ngọt mỗi buổi tối. Tình trạng này giống như bạn đang thiếu cần sa, nếu tối đó không đi uống cà phê là không ngồi học được; ngày đó không lái xe qua cổng trường nử, hay đứng trước cửa nhà ngằm vài em đi học về, v.v... Bạn dường như phụ thuộc về họ vì vẻ bề ngoài của họ làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn một nhịp. Đó không phải là yêu, đó là sự mê muội khi "con tim" hay "trí óc" bị ghiền một thứ gì đó.

                Bạn đôi khi cao thuợng, bằng lòng đưa cho họ tất cả những thứ mình yêu thích vì lợi ích của họ. Bạn có thể hy sinh lo lắng người đó nhưng không đòi hỏi sự đáp lại gì hết. Đó bạn chẳng yêu gì hết, mà đôi khi vì lòng thảo và thuơng người mà thôi.

                Có phải chăng bạn đã từng được thu hút những người khác, nhưng bạn chọn ở lại với một người tình và sẽ là một người vợ, một cách trung thành mà không một chút hối hận. Con tim bạn nhói đau cho những đau thương của người tình đó, con tim bạn vỡ vụn vì những mất mát của người yêu này. Bạn chấp nhận những lỗi lầm của họ, những đức tính xấu xa của họ, vì đó là một phần tính cách của họ. Bạn có thể khóc vì những nổi đau của họ, thậm chí là họ luôn cứng cỏi không thể hiện cho bạn thấy. Tôi cho đó là "yêu".

                Nhưng dòng đời trôi qua...may mắn vững trãi sự nghiệp cho một gia đình hạnh phúc... Bỗng dưng ta cảm thấy, khi ta càng về già, càng trải nhiều kinh nghiệm, càng bị cằn cỗi hay bi chai lì...Ta không còn rung động nhiều, ta không thể nào khóc dễ dàng, ta ít khi rơi nước mắt, ta cũng ngượng nghịu không muốn nói lời ái ngữ như xưa, ta khôn ngoan tinh xảo hơn, ta có khả năng giữ câm lặng sâu lắng trong lòng hơn… Gió lay cành liễu cũng không rũ qua đầu ngọn cỏ, khả năng "Yêu Người Hay Mê" cũng không còn nữa thì phải.

                Để rồi một ngày...để gió cuốn đi…! Cứ yêu mà sống! Rồi cuộc đời cũng qua...

                Comment


                • #68
                  Bravo anh Cường! :thumbs:

                  Thu 'chịu' đề tài này có tính cách vui vẻ, trẻ trung hơn, chứ đề tài người Già đọc nhiều quá làm người đăng và người đọc bị 'tẩu hỏa nhập ma' hihi!:cuoilan::cuoilan: !!!

                  :shocked2::dzotle::dzotle:

                  Comment


                  • #69
                    :shocked2: Ủa! Sao không có cái nào nghe quen hết?! Cái nào cũng... 'trớt quớt'? Hay cái này dành cho phái Nam?:huh:

                    Comment


                    • #70
                      Originally posted by 'HongNhung'

                      :shocked2: Ủa! Sao không có cái nào nghe quen hết?! Cái nào cũng... 'trớt quớt'? Hay cái này dành cho phái Nam?:huh:
                      Vậy để tuần tới tui biên cho phái nữ à...nhưng hổng dám bảo đảm chính xác hay không? Viết sai là bị....phù mỏ hay trốn luôn đó nghen! :dodgy:

                      Comment


                      • #71
                        Đó là tâm tình, tình tâm sự của Anh Cường đó mà he he ..làm sao thấy có nét quen hay có mi trog đó he he ...

                        Comment


                        • #72
                          Hi Cường

                          Xin cho tá điền mượn khu vườn của chủ nhân ông để đăng bài nầy, thấy hay hay xin chia xẽ với các bạn

                          Thân ái

                          Mẫn


                          >> Một chuyện tình đẹp

                          >>

                          >> Anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời (chuyện rất cảm động )

                          >> Trong những cuộc hôn nhân như câu chuyện , người ta chung sống với nhau , nặng vì nghĩa , nhẹ vì tình ! Người phụ nữ trong câu chuyện là ngưới có phước phận , có cho đi và có nhận lại , là người có hạnh phúc . Ngưới đàn ông trong câu chuyện là người đạo đức , có trước , có sau ! biết hy sinh đền đáp , đời ông ta chỉ lo trả nghĩa cho người , chưa chắc ông đã có cảm nhận được hạnh phúc ! Những người này thời nay chẳng thể còn !

                          >>

                          >> Anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời

                          >>

                          >>

                          >> Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi.

                          >> Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

                          >>

                          >> 1. Cảnh nghèo

                          >> Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

                          >> Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

                          >> Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.

                          >> Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

                          >> Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha,

                          >> còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".

                          >> Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".

                          >> Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị.

                          >> Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!

                          >> Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài.

                          >> Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

                          >> Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

                          >>

                          >> 2. Cười xót xa

                          >> Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng.

                          >> Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

                          >> Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm

                          >> chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

                          >> Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

                          >> Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...

                          >> Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình:

                          >> "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".

                          >> Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to:

                          >> "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."

                          >> Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

                          >> "Chị ơi, em yêu chị!".

                          >> Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

                          >>

                          >> 3. An ủi nhỏ nhoi

                          >>

                          >> Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

                          >> Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

                          >> Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua.

                          >> Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

                          >> Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi.

                          >> Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

                          >> "Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

                          >> Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

                          >> Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

                          >> Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học.

                          >> Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

                          >> Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

                          >> Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

                          >> Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".

                          >> Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

                          >>

                          >> 4. Kiếp này

                          >> Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

                          >> Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc.

                          >> Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa.

                          >> Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

                          >> Lúc đó chị đã 29 tuổi.

                          >> Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát ly đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

                          >> Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

                          >> Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

                          >> Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

                          >> Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về.

                          >> Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất,

                          >> dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

                          >> Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

                          >> Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu.

                          >> Chị không dám ngờ anh đã nói với chị:

                          >> "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".

                          >> Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

                          >> Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

                          >>

                          >> 5. Xin lỗi

                          >> Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng.

                          >> Họ có với nhau một con trai một con gái.

                          >> Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình.

                          >> Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng.

                          >> Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

                          >> Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà.

                          >> Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

                          >> "Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".

                          >> Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị.

                          >> Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi.

                          >> Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

                          >> "Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".

                          >> Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

                          >>

                          >> 6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa

                          >> Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

                          >> Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

                          >> Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

                          >> "Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".

                          >> Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

                          >>


                          Comment


                          • #73
                            Wow , Một câu chuyện cảm động và có hậu . Rất hiếm có trong thời đại nay . Thật đáng quý và nể phục tình cảm hy sinh và cao đẹp đó. cám ơn anh Mẫn đã gởi chuyện ngắn này .

                            Comment


                            • #74
                              Chuyện như mơ!

                              Comment


                              • #75
                                Thầy An chia xẻ cùng các ace, "Thư Tình Già", thật cảm động!


                                Comment

                                Working...
                                X