Trân ơi! Sao chỉ lo cái đầu...còn cách nào để giữ cái tay hay không? :cuoilan:
Announcement
Collapse
No announcement yet.
Du lịch - Giải đáp thắc mắc
Collapse
X
-
Cám ơn các bạn đã cho P nhiều ý kiến rất thú vị
Ý kiến của HNhung chắc chắn P không dám thí nghiệm đâu nhưng P vẫn cám ơn vì khi đọc xong comment của HNhung , làm P mắc cười tới ...hôm nay !!! :cuoilan:
Còn ý của YThu hay lắm , nếu có dịp đi bụi đời nữa , P thấy mình nên chọn cách này trước , vì khi P ngủ gật mà cái càng cổ còn tòng teng cái gối , chắc chắn là người bạn đồng hành không thích như Anh Trân nói , nhưng P hy vọng họ bực mình quá bèn ... bỏ đi thì P sẽ được bonus cái ghế trống kế bên làm P ngủ càng ...ngon hơn , nhưng trước đó P phải xem trên xe còn chỗ trống nào không thì mới khéo léo làm người ta đi bằng cách này , nếu trên xe mà đầy chỗ rồi thì ..đành phải dùng idea của Anh Trân vậy , hàng xóm mà hong zui thì cũng gáng chịu các bạn hén ( ai biểu nhìn làm chi ) . cũng cám ơn các Anh đã hỏi thăm tới cái tay , P nghĩ chỉ có cái đầu P là làm phiền hàng xóm thui , Anh Cường đi đâu cũng hai mình thì Anh Trân sao nở cột tay Anh Cường chớ ?
PL
Comment
-
Các bạn tưởng tượng, trong một khuôn khổ chật hẹp máy bay chứa từ 100-500 người...đường xa mỏi tay duỗi cẳng, miệng ke chưa đánh răng, hơi thở phì phào, vệ sinh chật hẹp, chỗ ngồi bó sát vào nhau, ăn uống tại chỗ, quần áo nhăn nhúa, v.v... Người sang trọng hay bình dân đều cũng nhu nhau trên máy bay, ăn dầm nằm dề trong chuyến bay xa...
Do đó, cần rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng trong chuyến bay hay sau khi rời máy bay để tránh truyền nhiễm. Gel rửa tay hoặc khăn ướt đều có tác dụng phụ là làm khô da tay, tuy nhiên trong các trường hợp bất khả kháng thì bạn vẫn nên sử dụng chúng để ngăn ngừa một số nguy cơ về dịch bệnh. Sau một chuyến đi dài mệt mỏi, sức đề kháng giảm đi thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn lại tăng cao hơn, đặc biệt là đối với các dịch bệnh nguy hiểm như H1N1 hay dịch tả…
Hỏi thử Trân cách giữ đôi tay...mà lại bị hiểu lầm, còn giả sử "lấy nịt buộc hai tay anh C"...Bàn tay đi hoang VN một mình 15 lần, chuyện cột nịt thì chưa có nhưng tháo nịt thì xảy ra nhiều lần...vì X-ray. :cuoilan::cuoilan::cuoilan:
Comment
-
Các bạn thân mến
Bạn bè chúng ta du lịch khắp thế giới nhưng có lẽ mọi chuyện đều thông suốt nên không có thắc mắc gì nhiều. Chỉ khổ cho người bày ra mục nầy, 1-2 năm mới có khả năng đi một chuyến mà thắc mắc đủ thứ chuyện! Lần nầy những suy nghĩ, thắc mắc nằm ngay trên nước Mỹ vì thật tình mà nói, anh ta đâu có dám mạo hiểm đi đâu xa lạ trên thế giới.
Thắc mắc thứ nhất: tạm cho là có liên quan đến những người "homeless" hoặc những người cần sự giúp đở của bá tánh trên đường phố. Câu chuyện như sau:
Lần đầu đến Mỹ, trong chuyến ngao du West Coast USA của chúng tôi. Bắt đầu bằng bửa ăn đầu tiên tại khu gần Chinatown thành phố San Francisco. Có lẽ vì đói bụng không đúng giờ cho nên chúng tôi vào quán lúc rất vắng. Chọn chổ ngồi ở cái bàn kê sát cửa kính để vừa ăn vừa nhìn cảnh vật chung quanh.
Lấy order xong có vẻ như chủ quán mới bắt đầu "đi chợ" cho nên chúng tôi có rất nhiều thời gian uống đở nước trà và nhìn đời qua tấm cửa kính.
Bên ngoài tấm cửa kính là một ngả tư có nhiều xe và người, đứng chờ đèn hoặc vội vã qua đường. Cách ngả tư không xa, có một băng ghế bằng xi măng, có lẽ chỉ để ai mỏi gối chồn chân hoặc xách đồ quá nặng ngồi nghỉ mệt. Bên cạnh băng ghế có cái thùng để rác.
Dĩ nhiên mọi chuyện đều không có gì đáng nói nếu bên cạnh thùng rác không có một bao nylon màu trắng đục. Nó gây sự chú ý vì có vẻ như chứa một món đồ không thuộc của ai cũng không phải là đồ được vất vào thùng rác.
Một lúc sau thì tôi biết được món đồ trong bao nylon là đôi giày còn mới vì đã có người lấy nó ra, đem đến băng ghế để ngắm nghía, mang thử, đi tới đi lui rồi hình như quá chật cho nên đôi giày đó lại được cẩn thận bỏ vào hộp, bỏ vào bao và trả về lại chổ cũ.
Bửa ăn của chúng tôi chấm dứt khi có người thứ 3 đến mở bao nylon đó để thử. Những hình ảnh nầy làm cho thời gian chờ đợi của chúng tôi trong quán ngắn đi rất nhiều và có lẽ vậy mà chúng tôi thấy rất gần gủi thân thiện với người (homeless) nghèo ở Mỹ.
Đến Mỹ lần thứ hai thì sự thân thiện và gần gũi trên bị hao hụt cho nên hôm nay mạn phép thắc mắc về những suy nghĩ, tiêu chuẩn của bạn như thế nào để chia sẻ (dù rất ít) cho người cần giúp (homeless) ở Mỹ. Làm sao biết đúng người, đúng lúc.
Thắc mắc thứ nhì : liên quan đến vấn đề tiền tip. Ở USA, tiền tip có tính cách bắt buộc mỗi khi được phục vụ trong nhà hàng, khách sạn ... Vì đó là nhập gia tùy tục, vì nhiều người phục vụ không được trả lương ...
Đối với người du lịch đến USA, có lẽ sẽ không ai phản đối chuyện nầy. Tuy nhiên vì nó được ấn định tối thiểu là 10% đến 15% mà không đề cập đến % tối đa cho nên có vẻ như không công bằng cho những du khách thiếu kinh nghiệm hoặc hồi nhỏ dốt đặc môn toán học. Tỉ dụ bửa ăn là $87 thì tiền Tip là từ $9 cho tới $15. Nếu lỡ tính lộn thành $30 hay nhiều hơn thì cũng chỉ nhận lại một nụ cười và một tiếng Thank you, Sir!
Ngoài ra còn gặp rất nhiều trường hợp điên đầu cho người du lịch hồi nhỏ giỏi toán : tip 10% đến 15% của cái vô hình thì làm sao mà tính toán. Một ví dụ đơn giản như trường hợp ở khách sạn có dịch vụ đưa đón ra phi trường miễn phí. Nếu được phục vụ thì tiền tip là bao nhiêu cho công bằng, cả hai bên?
Thân ái chúc các bạn vui
NTT
Comment
-
Originally posted by 'PhuongLe'
Hi cô bạn nhỏ Trúc Lâm , Trúc viết là không có kinh nghiệm đau thương gì để kê khai nhưng tình cờ Trúc đã cho mình một bí quyết rất hay là uống nước Trà ( có đá hay không cũng được )
Có thể lắm vì mình được biết là Trà có chất đề kháng nên tốt cho sức khỏe , khi mình về Vn mình toàn là uống nước khoáng , và đi đâu cũng mang theo chai nước này , nên quên chuyện nước trà , hôm nay thấy Trúc kể uống Trà đá mình mới sực nhớ ra thức uống có lợi cho sức khỏe này , hy vọng lần tới về quê mẹ , mình sẽ uống Trà ... đá để có sức phẻ như Trúc , , cám ơn Trúc nhé
PL
Về việc uống trà, ở đâu ko biết, nhưng nếu về Việt Nam mà uống trà đá dọc đường thì phải cẩn thận, kể cả người đang ở tại địa phương. Nước trà trong các quán bên đường thông thường có 2 thành phần: 1 ít nước cốt trà vụn + vài phần nước lã. Bên cạnh đó, nước đá nào cũng gọi là tinh khiết, nhưng sản xuất bằng nước cấp trong đường ống, có trời biết đạt tiêu chuẩn hay không. Chưa kế công nghệ rửa ly cực nhanh trong chậu nước có thể dùng nhiều lần, uống vào sẽ phân biệt được người tốt bụng và người xấu bụng ngay.
Tốt nhất là chịu khó dùng nước ở nhà, và mang theo nước đong chai khi đi đường, hoặc dùng nước ngọt là ổn. Sau 6-7 ngày, cơ thể cân bằng, lúc đó hãy cho thử thách cũng chưa muộn.
KHAILAO
Comment
-
T đồng ý với lời khuyên cuả anh Khai về nước uống khi về VN. Tuy trà có dược tính nhưng chị Phương nghĩ coi trà đá ở quán ven đường thì chắc không đạt được như suy nghĩ cuả chị. T không bị bệnh khi về VN là do may mắn mà thôi.
Thân mến,
Trúc
[hr]
Originally posted by 'ThienToan'
Các bạn thân mến
Bạn bè chúng ta du lịch khắp thế giới nhưng có lẽ mọi chuyện đều song suốt nên không có thắc mắc gì nhiều . Chỉ khổ cho người bày ra mục nầy, 1-2 năm mới có khả năng đi một chuyến mà thắc mắc đủ thứ chuyện ! Lần nầy những suy nghĩ, thắc mắc nằm ngay trên nước Mỹ vì thật tình mà nói, anh ta đâu có dám mạo hiểm đi đâu xa lạ trên thế giới .
Thắc mắc thứ nhất: tạm cho là có liên quan đến những người "homeless " hoặc những người cần sự giúp đở của bá tánh trên đường phố . Câu chuyện như sau :
Lần đầu đến Mỹ , trong chuyến ngao du west coast USA của chúng tôi , bắt đầu bằng bửa ăn đầu tiên tại khu gần Chinatown thành phố San Francisco . Có lẽ vì đói bụng không đúng giờ cho nên chúng tôi vào quán lúc rất vắng . Chọn chổ ngồi ở cái bàn kê sát cửa kính để vừa ăn vừa nhìn cảnh vật chung quanh .
Lấy order xong có vẻ như chủ quán mới bắt đầu "đi chợ " cho nên chúng tôi có rất nhiều thời gian uống đở nước trà và nhìn đời qua tấm cửa kính .
Bên ngoài tấm cửa kính là một ngả tư có nhiều xe và người , đứng chờ đèn hoặc vội vã qua đường . Cách ngả tư không xa , có một băng ghế bằng xi măng , có lẽ chỉ để ai mỏi gối chồn chân hoặc xách đồ quá nặng ngồi nghĩ mệt . Bên cạnh băng ghế có là cái thùng để rác .
Dĩ nhiên mọi chuyện đều không có gì đáng nói nếu bên cạnh thùng rác không có một bao nylon màu trắng đục. Nó gây sự chú ý vì có vẻ như chứa một món đồ không thuộc của ai cũng không phải là đồ được vất vào thùng rác
Một lúc sau thì tôi biết được món đồ trong bao nylon là đôi giày còn mới vì đã có người lấy nó ra , đem đến băng ghế để ngắm nghía, mang thử , đi tới đi lui rồi hình như quá chật cho nên đôi giày đó lại được cẩn thận bỏ vào hộp , bỏ vào bao và trả về lại chổ cũ .
Bửa ăn của chúng tôi chấm dứt khi có người thứ 3 đến mở bao nylon đó để thử . Những hình ảnh nầy làm cho thời gian chờ đợi của chúng tôi trong quán ngắn đi rất nhiều và có lẽ vậy mà chúng tôi thấy rất gần gủi thân thiện với người ( homeless) nghèo ở Mỹ .
Đến Mỹ lần thứ hai thì sự thân thiện và gần gủi trên bị hao hụt cho nên hôm nay mạn phép thắc mắc về những suy nghĩ , tiêu chuẩn của bạn như thế nào để chia sẻ ( dù rất ít ) cho người cần giúp (homeless) ở Mỹ . Làm sao biết đúng người , đúng lúc .
Thắc mắc thứ nhì : liên quan đến vấn đề tiền Tip . Ở USA tiền tip có tính cách bắt buộc mổi khi được phục vụ trong nhà hàng , khách sạn ... Vì đó là nhập gia tùy tục , vì nhiều người phục vụ không được trả lương ...
Đối với người du lịch đến USA , có lẽ sẽ không ai phản đối chuyện nầy . Tuy nhiên vì nó được ấn định tối thiểu là 10% đến 15% mà không đề cập đến % tối đa cho nên có vẻ như không công bằng cho những du khách thiếu kinh nghiệm hoặc hồi nhỏ dốt đặc môn toán học . Tỉ dụ bửa ăn là $87 thì tiền Tip là từ $9 cho tới $15 . Nếu lở tính lộn thành $30 hay nhiều hơn thì cũng chỉ nhận lại một nụ cười và một tiếng thank you Sir !
Ngoài ra còn gặp rất nhiều trường hợp điên đầu cho người du lịch hồi nhỏ giỏi toán : tip 10% đến 15% của cái vô hình thì làm sao mà tính toán .Một ví dụ đơn giản như trường hợp ở khách sạn có dịch vụ đưa đón ra phi trường miển phí . Nếu được phục vụ thì tiền Tip là bao nhiêu cho công bằng , cả hai bên ?
Thân ái chúc các bạn vui
NTT
Sống ở 'apartment' mấy khu nghèo nghèo thường gặp người ta bỏ đồ bên thùng rác vì khi dọn nhà ít khi nào đem theo hết được.
Buổi tối cô vợ đi làm về kêu anh chồng: 'Anh ra khiêng phụ em cái tủ người ta bỏ ngoài thùng rác.'
Anh chồng: ' Phải cái tủ màu nâu có ba cáì hộc không? Anh có thấy hồi chiều lúc đi làm về, tính khiêng vô nhưng thấy không có hộc thành ra thôi.'
Cô vợ: 'Em thấy hồi trưa lúc đi làm nhưng khiêng một mình không nổi nên lấy mấy cái hộc bỏ vô cốp xe để người ta thấy không xài được không lấy.'
Thì ra là vậy. Thế là hai vợ chồng vui vẻ ra thùng rác khiêng tủ vô nhà, rồi mở cốp xe lấy ba cái hộc ráp vô mà xài.
Đó là những mẫu chuyện thường có trong mấy năm đầu cuả những người tị nạn ở xứ người, hay cuả những người bản xứ sinh ra vốn đã nghèo.
Một buổi tối muà Đông mưa dầm rét mướt, trên đường từ trường về nhà, lúc đó gần 10 giờ đêm. Xe dừng đèn đỏ ở ngả tư, một người co ro đứng ở đầu đường, mắt nhìn nàng mong đợi. Quay kiếng xe xuống, nàng vẫy ông lại trao cho mười mấy đồng có trong bóp, lí nhí nói: 'Thượng đế phù hộ cho ông.'
Trong một chuyến đi xa, xe tấp vào 'rest area', người đàn ông trung niên, chiếc 'station wagon' cuả ông chất lủ khủ đầy đồ như một căn nhà lưu động. Ông hỏi những người tấp xe vào khu này cho ông chùi kiếng xe, chỉ xin $1 thôi, dường như không có ai cần chùi kiếng xe cả nên thấy ông tiu nghiủ sau khi hết nói với người này tới người kia. Thấy tội nghiệp, có mấy chục trong túi, nàng chạy lại dúi vào tay ông.
Khi thấy cảnh làm mình động lòng, giúp được ai, giúp được gì cứ giúp, có thể không đúng người, không đúng lúc nhưng chắc đúng với lòng trắc ẩn cuả mình lúc đó.
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom.
Tiền tip: Đây là kiểu cuả T, không biết số tiền tip có tương xứng cho mỗi trường hợp hay có hợp lý với người khác hay không, miễn sao không thấy lấn cấn trong lòng cuả mình là được.
Khách sạn: luôn để lại $5 mỗi ngày cho người dọn phòng chứ không tính theo phần trăm hay giá tiền mướn phòng.
Nhà hàng:
Shuttle ở phi trường: $5 cho hai vợ chồng.
Thân mến,
Trúc
Comment
-
Tôi viết những dòng chữ này trong một chiều tháng 6 từ một nơi rất xa mà không phải trên bầu trời nước Đức. Ngoài kia, nắng cưỡi mình trên những khóm hoa xinh và vươn vai đón chào ngày mới. Tôi cầm tách trà trên tay và bước ra ngoài balcon. Hai ông hàng xóm bên cạnh cũng đang loay hoay trong khu vườn của mình. Chúng tôi nhìn nhau, hỏi How are you rồi mỗi người lại tiếp tục công việc của mình. Tôi đứng nhìn rừng cây phía sau ngôi nhà mình và chợt nghĩ về nước Đức – nơi mà tôi vẫn luôn trìu mến gọi là quê hương thứ hai của mình. Dù theo lời bài hát của Đỗ Trung Quân thì 'quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi....', nhưng trong sâu thẳm trái tim mình, tôi biết, mình có nhiều hơn một quê hương và một người mẹ.
Những ngày ở Mỹ, tôi hay được hỏi về cuộc sống ở Đức như thế nào. Ngỡ là với mười mấy năm 'ngược xuôi' ở Đức tôi có thể trả lời vanh vách, ấy thế mà có những câu hỏi của bạn bè khiến tôi chững lại đôi ba phút. Một vài lần như thế khiến tôi chợt nhận ra: Hóa ra những hiểu biết về nước Đức của tôi vẫn còn quá ít ỏi so với ngần ấy năm sống và học tập ở nơi này. Nhưng nhờ những câu hỏi đôi khi chỉ là vu vơ đó của mọi người mà tôi mới có dịp tìm hiểu thêm để biết nhiều hơn về nơi chốn này và tự nhiên thấy vui vui. Bài viết này được tôi viết giữa balcon trong một ngày tháng 6 đầy nắng, cho những ai muốn biết những điều 'lặt vặt' về nước Đức. Dĩ nhiên, đây chỉ là một bài chia sẻ nhỏ về một số vấn đề ở Đức mà các bạn ở Mỹ quan tâm, nếu các bạn muốn biết nhiều hơn thì chịu khó hỏi thêm google hoặc những bạn đang sống ở Đức nữa nhé
1. Ở Đức tốc độ chạy ở đường cao tốc mà sở giao thông khuyên mọi người đi là 130 km/h (câu hỏi này tôi hay được hỏi nhiều nhất ở Mỹ) và mọi người khá ngạc nhiên vì hình như ở Mỹ không được chạy với tốc độ như thế. Ở Đức không có giới hạn tốc độ (ngoại trừ bang Bremen có giới hạn tốc độ chạy là 120 km/h từ năm 2008 và những đoạn có đề biển báo) thì bạn có thể tự điều chỉnh tốc độ của mình. Tốc độ cao nhất cho xe tải và bus chỉ là 80km/h và xe tải cũng không được sử dụng đường cao tốc vào cuối tuần và những ngày lễ. Trừ khi được cấp phép đặc biệt. Trên đường cao tốc với 3 phân giải, khi đi ở giữa bạn phải đi với tốc độ chậm nhất là 60km/h, bên trái thì chậm nhất là 100km/h để tránh tai nạn xảy ra. Vì đó là phân giải dành để vượt.
2. Nhiều người Việt Nam ở các nước khác hay hỏi về số lượng người Việt sống ở Đức là bao nhiêu và thành phố nào đông người Việt nhất, tôi xin trả lời như sau: Có khoảng hơn 100.000 người Việt sống ở Đức và Berlin là thành phố đông người Việt nhất với khoảng chừng 20.000 người. Người Đức hay ví Berlin như một 'Mini Hà Nội' với một khu chợ nổi tiếng rất đáng để đi: Đồng Xuân (thông tin này là theo thống kê năm 2011 mà tôi tham khảo trên tờ Die Welt, tôi hiện không tìm ra con số chính xác ở năm 2014)
3. Ở Đức phải bắt buộc đóng bảo hiểm y tế, sinh viên thì đóng chừng 77 Euro/tháng. Khi bạn học đến kì thứ 14 hoặc quá ba mươi tuổi, bạn không còn được hưởng chế độ bảo hiểm sinh viên nữa mà phải đóng bảo hiểm thường. Bạn nào lập gia đình có thể theo dạng bảo hiểm gia đình, tức là ăn theo chồng con và không phải đóng bảo hiểm, nhưng chỉ được phép đi làm theo kiểu Minijob, tức là dưới 400 Euro/tháng, vượt qua con số này thì bạn phải đóng bảo hiểm. Khi đi khám bệnh, nếu bác sỹ kê đơn thuốc thì bạn có thể ra nhà thuốc để lấy, có một số thuốc được miễn phí, những loại còn lại bạn phải trả 10% tiền thuốc, nhưng cao nhất là 10 Euro và thấp nhất là 5 Euro cho mỗi loại thuốc. Tiện thể nói luôn việc mua bảo hiểm du lịch đối với những nước không nằm trong khối EU, tôi hay mua gói bảo hiểm một năm của Hanse Merkur, trả 9.99 Euro/ năm và số ngày đi không quá 8 tuần. Lần này tôi đi Mỹ gần 3 tháng nên phải mua gói khác, trả hơn 150 Euro. Thực ra thì vẫn rẻ nhưng lúc mua có phần hơi ấm ức vì nếu đi 2 tháng thì chỉ phải trả 9.99 Euro, trong khi đi ba tháng thì lại đắt hơn gấp mười lăm lần. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân tôi, không biết có bạn nào có biết loại bảo hiểm nào khác rẻ hơn không?
4. Khi tôi kể là học Đại học ở Đức không phải đóng tiền học phí, mọi người ở Mỹ ồ lên ngạc nhiên và bảo sướng. Đúng là ở Đức, phần lớn các bang đều đã miễn học phí, kể cả sinh viên nước ngoài. Họ chỉ phải đóng một số tiền nhỏ dành cho việc đi lại, tiền quản lý hành chính, tùy theo mỗi trường mà giá đóng cũng khác nhau, nhưng nói chung là không nhiều. Theo tờ studis online thì chi phí ăn ở theo tiêu chuẩn một sinh viên ở Đức dao động khoảng 570 – 1100 Euro/ tháng. Dĩ nhiên các bạn Châu Á nếu sống tiết kiệm thì có khi còn nằm ở dưới con số đó.
5. Ở Mỹ mọi người hay hỏi tôi về tính cách người Đức. Họ bảo nghe nói là người Đức lạnh lùng lắm. Thực ra thì ở đâu cũng có người này người kia, khó có một kết luận chung về tính cách người Đức được. Nhưng sống trong gia đình người Đức hơn mười năm và đi học, đi làm với bạn bè Đức thì mình thấy người Đức chỉ lạnh lùng ở cái vẻ bề ngoài khi họ chưa quen bạn thôi, nhưng khi tiếp xúc nhiều thì mình thấy họ cũng dễ gần, thân thiện, tốt bụng, sống có kỉ luật. Họ mà đã quý ai thì quý rất thật lòng. Bạn có thể đọc qua bài viết về thầy chủ nhiệm và bà chủ nhà của mình để hiểu thêm nhé.
6. Tiếng Đức không dễ học nhưng nếu kiên trì thì vẫn theo được. Những ngày đầu học tiếng Đức tôi cũng thấy vô cùng vất vả nên toàn học từ tranh ảnh để nhớ từ cho dễ. Tôi không được đào tạo bài bản như các bạn học tiếng Đức ở Việt Nam nên khi sang bên này tự nhiên phải đi học, tôi như 'con nai vàng ngơ ngác' và dần dần học theo các bạn ấy. Đến bây giờ tiếng Đức của tôi vẫn chưa hoàn hảo đâu, chỉ đủ để...cãi cùn thôi nhưng tôi tạm hài lòng với nó. Sống ở Đức thì nên biết tiếng Đức, sẽ có lợi rất nhiều thứ. Cho dù người Đức chịu khó nói tiếng Anh hơn người Pháp, người Ý và nếu chỉ biết tiếng Anh không, bạn vẫn có thể sống tốt ở Đức, nhưng đôi lúc bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì lạc lõng (đây là lời kể của những người bạn mình đã hoặc đang theo học chương trình bằng tiếng Anh ở Đức). Tiếng Đức không phải là thứ ngôn ngữ được ưa chuộng, nhưng bạn có biết, ngoài Đức ra thì Áo, Thụy Sỹ và Lichtenstein cũng là những quốc gia nói tiếng Đức?
7. Văn hóa Đọc ở Đức rất được coi trọng, ở các thành phố lớn đều có các tủ sách đặt ở trung tâm cho mọi người tới lấy đọc, thậm chí trên xe buýt cũng có một kệ đựng sách. Hàng năm vào tháng 10 ở Đức có tổ chức hội chợ sách lớn nhất thế giới và nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy ở các nhà ga, phi trường hay trên tàu, hầu hết mọi người đều giết thời gian bằng việc đọc sách.
8. Đức là nước đóng thuế cao. Thường bạn sẽ trả 19% tiền thuế cho mọi mặt hàng (trừ khách sạn, nếu bạn ngủ qua đêm thì tiền thuế chỉ 7% nhưng tiền ăn sáng ở khách sạn thì lại tính thuế như bình thường). Trung bình, một người trẻ độc thân, không con cái thì tiền lương sau khi trừ các loại thuế, bảo hiểm thì chỉ còn dư chừng 50-60% lương cầm tay. Theo bảng tính ở trang lohnspiegel.de thì một người đi làm có thu nhập 5000 Euro/ tháng, sau khi đóng các loại thuế và bảo hiểm bắt buộc thì số tiền họ được nhận cuối cùng chỉ là 2897 Euro.
9. Đức được mệnh danh là một trong những nhà vô địch thế giới trong khoản đi du lịch. Theo tờ Focus Online năm 2012, dù nền kinh tế có phần đi xuống nhưng điều đó không ngăn cản được thói quen đi du lịch của người Đức. Đồng hành với Đức còn có Trung Quốc và Mỹ. 64 tỉ Euro là số tiền mà dân Đức đã chi cho nghành du lịch, trong đó chừng 20 tỉ Euro được rơi vào các nước như Ý, Áo và Tây Ban Nha. Người Đức rất trung thành với các nước này trong nghành du lịch
10. Tính đúng giờ của người Đức thì khỏi phải bàn nhưng người Đức cũng cực kì tiết kiệm. Những gì có thể tiết kiệm được là họ tiết kiệm đến mức tối đa. Không sả nước nhiều, không để điện hay để chế độ stand by. Đi ăn uống thì không đặt quá nhiều món, thiếu thì đặt thêm chứ không để thừa. Ngoài ra ở Đức, nếu bạn mua nước hay các loại đồ uống, bạn sẽ phải trả tiền vỏ chai nữa. Khi uống xong, bạn có thể đem vỏ chai đi trả để lấy lại tiền, nếu bạn vứt, sẽ có người khác đi nhặt và gom lại đổi lấy tiền. Liên quan đến việc tiết kiệm của người Đức nữa là vụ xì mũi xong một lần rồi nhét vào túi quần, tí lấy ra dùng tiếp. Ban đầu mình nhìn thấy hơi ghê ghê nhưng riết thành quan, vì một tờ giấy nếu bạn gấp lại thì bạn có thể dùng thêm được một lần nữa mà không phải vứt bỏ ngay.
Bonus thêm cho các bạn vài phát hiện thú vị của tôi sau khi ghé thăm viện bảo tàng vệ sinh của Đức (Deutsches Hygiene Museum) ở Dresden hồi tháng 7 năm 2013.
1. Ở Đức hiện tại có khoảng 800.000 triệu phú )
2. Theo chính phủ Đức thì những ai kiếm được khoảng 3268 Euro/tháng thì được xếp vào dạng giàu có, nhưng khi hỏi ý kiến người dân thì họ nói rằng họ sẽ cảm thấy họ giàu khi họ kiếm được 9000 Euro/tháng ) Thế mới biết định nghĩa về sự giàu có của dân và của chính phủ khác nhau như thế nào )
3. Theo chính phủ Đức thì những người xếp vào dạng nghèo là những nguời chỉ kiếm được khoảng 850 Euro/tháng (thế thì mình chắc phải xếp vào dạng vừa đói vừa nghèo lúc này)
4. Trung bình ở Đức mỗi người vứt khoảng 380 kg thức ăn mỗi năm (hic, từ ngày học theo pháp lý nhà Phật, mình luôn cố gắng ăn không để thừa, đi ăn hàng thì không ăn hết cũng phải gói lại mang về, không vứt đi nữa)
5. Ba ngành kiếm được nhiều tiền nhất ở Đức (tính theo năm 2008) là: Bác sỹ, Luật sư, Du lịch. Nhưng theo cá nhân mình, những người làm Manager về kinh tế, tài chính còn kiếm được nhiều tiền hơn.
Comment
-
Các bạn thân mến
Cảm ơn các bạn đã comment về vấn đề bị đau bụng khi du lịch ở các nước Á Châu , trong đó có VN, Kampuchia, Thailand ... Để tìm hiểu thêm về vấn đề nầy, đây là một trong những cách nhiều người thường làm.
Đối với bạn nào lâu năm ( trên 10-15 năm ) chưa du lịch ở các nước nầy có thể đến gặp bác sĩ gia đình trước đó 1 tháng để xin thuốc ngừa. Thuốc chích tạo kháng thể cho typhoid , hepatitis A , tetanus ... Thuốc uống cũng để tạo kháng thể cho cholera ... (ie: Vivaxim , Dukoral ...)
Những loại thuốc nầy ở Úc đều rất mắc ( trên $200) và không được chính phủ tài trợ, tuy nhiên ai có bảo hiểm Y tế Tư sẽ được trả lại một phần. Thuốc chích hay uống đều không có nghĩa là sẽ miễn nhiểm 100% cho nên ăn uống cũng phải cẩn thận.
Kết quả thực tế ra sao chắc là khó biết được! Bạn nào từng trải trong vấn đề nầy, hãy góp ý vài hàng cho vui.
Thân ái,
NTT
Comment
-
Các bạn mến , từ ngày Anh chủ văn phòng du lịch mở văn phòng thắc mắc này mà các bạn gần xa , nhất là P được hiểu nhiều chuyện hơn qua những comment của các bạn . Nói chung thì các bạn ở ngoại quốc đi du lịch liên miên nên kinh nghiệm nhiều và xem những chuyện này là bình thường không có gì để thắc mắc , nhưng đối với những người lần đầu đi hoặc lâu thật lâu mới đi du lịch thì kinh nghiệm của người đi trước hoặc của người địa phương là ...rất quý , gõ tới đây P lại chợt nhớ lần đầu tiên P đi máy bay , vì trước đó ở nhà P chỉ toàn đi xe đạp nên không biết mình có bịnh say xe , hôm đó do không biết để đề phòng trước bằng cách uống thuốc say sóng , nên P bị hành suốt chuyến bay , sau này khi đem chuyện này kể cho bạn bè của P nghe thì được bày như sau , người thì bảo ăn chewwing gum , người thì bày nghe nhạc , hoặc ...bịt tai , không biết các bạn còn kinh nghiệm gì khác không bày cho P nghen
P cũng rất cám ơn sự chia sẻ của Anh Khai và Trúc về chuyện uống nước trà ở ngoài đường . Thực ra đi xa mới thấy sức khỏe là ...vàng vì có khỏe mới tiếp tục đi du hí thần thông được , cho nên lời khuyên ăn uống cẩn thận lúc nào cũng là ...vàng ( vừa mới đi thăm Ballarat online về nên hơi bị nhiểm ...phóng xạ vàng đó các bạn )
.
Còn ở nhà thì đâu phải lúc nào cũng bụng yên dạ chịu đâu chứ , đôi khi chúng cũng làm cho mình điêu đứng ra trò , nếu lỡ có bị bịnh thì uống thuốc theo toa bác sĩ mới chỉ là điều kiện Cần thôi , còn muốn thêm Đủ thì mình cũng nên chọn món ăn cho phù hợp với lúc bịnh nữa phải không các bạn .
Thân mến
PL
Comment
-
Các bạn thân mến
Trước hêt là cám ơn Trúc đã giải đáp tường tận với những mẩu chuyện rất vui và hấp dẩn cho những du khách lần đầu đến Mỹ quốc .
Tôi nghĩ nếu đọc được mục nầy trước khi đi Mỹ có lẽ mọi chuyện sẽ được ai đó ứng xử một cách sành điệu hơn . Ít nhất cũng tránh được những băn khoăn áy náy vì đã tip hơi nhiều hoặc hơi ít . Ngoài ra , giá như lần tới gặp hoàn cảnh " đôi giày " như đã kể ở trên , biết đâu trong quán sẽ có người , bước ra lấy đúng 1 chiếc giày rồi khoan thai vô ngồi chờ tiếp ... Chiếc còn lại ăn xong đi shop cả ngày , về cũng không mất vì biết hồi nào nó mới gặp độc giò đại hiệp trúng bên .
Tiếp theo là một đề tài khác , mời các bạn xem 1 trong những video thuộc loại nầy trước , sau đó mới bàn luân và giải đáp thắc mắc .
Đề tài : chạy xe gắn máy ( scooter) ở VN .
Ai quen lái xe ở ngoại quốc có thể xem cảnh nầy rất lâu mà không chán . Xem nó giống như xem ảo thuật vì các luồng xe thỉnh thoảng lại đan vào nhau một cách nguy hiểm vô luật lệ nhưng sau đó thì mọi người có thể đi theo đường của mình một cách nhanh chóng mà không có một va chạm nào .
Như vậy, sẽ có nhiều người căn cứ vào đó để không tin là luật đi đường ( nói chung) và luật lái xe gắn máy ở VN là thiếu chi tiết về ưu tiên . Nói cách khác , ai nhường ai có thể là luật bất thành văn nhưng chắc chắn là hiện hữu và được mọi người tuân theo .
Thắc mắc : Bạn nào có thể đúc kết để cho mọi người biết vài nguyên tắc căn bản về ưu tiên , nhường đường, quẹo trái... khi lái xe gắn máy ở VN ? Những góp ý của bạn chắc chắn sẽ được nhiều du khách về VN quan tâm. Ít ra cũng còn cơ hội cho họ tự do chạy vòng vòng trong một thành phố không quá to để ngồi xe hơi cũng không quá nhỏ để ... đi dăm phút đã về chốn cũ !
Thân ái
NTT
Comment
-
Các bạn vàng thân mến,
Quả nhiên bạn mình chưa có cơ hội về VN nên có những nhận xét rất Tây, kèm theo sự ngạc nhiên và bối rối trước thãm cảnh traffic mà mọi người dân bản xứ đã quen thuộc. Bản thân tôi cũng vậy, suốt gần 20 năm đi làm ở Biên Hòa, sáng ra ngõ đã bước lên xe đưa rước, chiều về bước xuống xe ngay đầu hẻm vào nhà, hầu như không có thời gian và cũng không có cơ hội để nhận thức rõ về thảm họa lưu thông này. Bây giờ có nhiều thời gian, lại không còn xe đưa rước, đi đâu cũng dùng xe hai bánh, nên cũng khá ấn tượng, xin nêu ra đây để mọi người chia sẻ:
1. Luật giao thông đường bộ của VN cũng không tệ, có quy định rõ các trường hợp, nhất là các quy định để phạt ! Tuy nhiên, cách dạy và cách học luật quá sơ sài, nhất là học để lấy bằng lái xe 2 bánh thì hầu như không cần học. Do đó, luật thì có nhưng có biết đâu mà đi theo luật.
2. Việc thực hiện các quy định từ phía cơ quan chức trách còn quá nhiều thiếu sót, làm lấy lệ, cụ thể là các bảng báo không đầy đủ như ở bên Mỹ hoặc Úc, nhất là các bảng hướng dẫn thí dụ như "đến ngã rẽ, đi chậm lại"... không thấy đâu, chắc là kinh phí để dành vào chuyện khác. Tôi cho rằng những bảng này rất quan trọng vì nó sẽ nhắc nhở kịp thời cho người nào lở quên luật lệ, ngăn ngừa trước tai nạn có thể xảy ra. Thậm chí, nếu các bạn có dịp đi xa như trên đường Saigon- Vũng Tàu, suốt đoạn đường dài vài chục Km không thấy biển báo tốc độ tối đa v.v...
3. Việc dân nhập cư ồ ạt tràn vào các thành phố lớn, tác phong còn thoải mái như lúc ở quê nhà, chạy xe thì như dắt trâu trên đường làng, cũng gây ra rối loạn lưu thông, từ đó sinh ra cảnh mạnh ai nấy chạy, anh nào lấn được thì cứ lấn...Kèm theo đó, cũng là nhập, nhưng không phải dân nhập mà là các quan cho nhập xe Trung quốc ồ ạt . Ban đầu thì xe trung quốc chính hiệu, sau đó tới xe giả mạo, chiếc nào cũng quá rẻ, nhà nhà sắm xe, người người mua xe, thích thế !! số lượng xe tăng trưởng nhanh chóng tạo nên tệ nạn kẹt đường kẹt xe, từ đó càng tăng thêm tâm lý tranh giành đường đi, anh nào bắn chậm thì chết, Woa...
4. Sau khi quan nhập được nhiều xe rồi, tiền típ cũng dư dã rồi, thì các quan tham mưu tiếp chuyện mở đường cho xe chạy, hiện đại hóa thành phố ...bla.. bla...Âu cũng là dịp kiếm thêm chút "bít tết ". Chuyện dài mở đường cũng rất hấp dẫn, đến mức các công trình nở rộ như hoa mùa xuân, đường nhỏ thì mở ra cho lớn, đường lớn thì đào lên tu sửa ...Khắp nơi trong thành phố mọc lên đầy dẫy lô cốt (vòng rào han chế phạm vi thi công), có điều lô cốt chiếm hết 3/4 mặt đường, xe cộ chen chúc xô đẫy nhau trong phần chút xíu còn lại. Từ đó phát sinh ra văn hóa chen lấn khi đi đường, dạy cho mọi người dân bài học và thói quen đi đường phải tranh giành chen lấn nhau, chổ nào không có police thì cứ đi thoải mái, ai chiếm được đường thì có quyền ưu tiên. Tiếc là cho đến nay luật giao thông chưa chịu sửa đổi theo thực tế này. Police cũng phải bó tay vì chuyện này thuộc về quyền của ông Giao thông công chánh (Bộ Giao thông vận tải).
5. Qua kinh nghiệm thực tế đi đường, người dân ta cảm thấy ừ đi vậy cũng không sao, chẵng chết thằng Tây nào, mà có chết ai thì người đó ráng chịu. Từ đó lòng can đảm tăng cao, thêm tự ái dâng trào tỷ như : "tại sao tao đang đi mà nó dám qua mặt ! Để tao qua mặt lại cho nó biết..." vận vân và vân vân, càng giúp cho dân có thêm dũng khí... đi ẫu như mọi người.
Ngoài ra còn nhiều lý do khác, nhưng chung quy cũng dẫn đến việc đai đa số người dân hình thành ý thức tranh giành, mỗi người vì mình (hehe), không tuân thủ phép tắc, không cư xử văn minh, ra đường thì không cần nhường nhịn, có va chạm thì xử nhau như côn đồ, mà côn đồ hiện diện cũng nhiều lắm, các anh chị em có đi đường nhớ nhìn mặt mà tránh né cho nó bình an nhé!!!
Bởi thế, cái rối rắm bây giờ là làm sao uốn nắn được ý thức sai lầm kia, chuyện đó chắc để chừng nào hệ thống giáo dục có quan tâm hơn về dạy luật giao thông, chừng nào các quan bớt làm bậy mà suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và tự giác được nâng cao hơn, và chừng nào luật pháp được thực thi nghiêm chỉnh, thì lúc đó mới có đường trống mà đi...Còn tạm thời, các bạn nước ngoài về VN, tốt nhất thuê taxi đi cho chắc ăn hơn, đến khi nào các bạn có đủ "dũng khí" như dân bản địa thì hãy bắt đầu dùng xe 2 bánh nhé.
(Nói nhỏ: Từ khi bắt đầu dùng xe 2 bánh trở lại, cho đến nay tôi vẫn còn run rẫy khi có chú em thanh niên nào lạng cái ào qua trước mặt không thèm biết có an toàn hay không. Hình như tôi bắt đầu học được thêm một thứ tiếng : Tiếng chửi thề!!!! )...
Khai
Comment
-
Anh Toản và các anh chị thân mến!
Xem cái clip của anh Toản đăng trên diễn đàn và câu hỏi thoạt nghe tưởng như rất nhẹ nhàng của anh Toản ,hóa ra không dễ để giải thích về luật lái xe ở xứ mình.
Thực ra trong cái sự hỗn loạn này cũng vẫn có một nguyên tắc nhất định mà hồi còn ở Vn, đi học lái xe được thầy dạy lái truyền cho một câu thần chú : " Nhất CHỚM, nhì TIÊN, tam QUYỀN, tứ TRÁI ". Nôm na là khi vào một ngã tư hoặc vào giao lộ có vòng xuyến, người lái xe phải chú ý thứ nhất là phải nhường cho những người đã chớm vào trước mình (Lỡ vào). Thứ nhì là nhường cho những xe có bảng ưu tiên được dán trước kính xe hoặc xe đang làm công vụ. Thứ ba là những xe có quyền được đi trước theo luật đi đường (Điều này đồng nghĩa với việc luật nằm dưới lệ). Sau cùng là để ý và nhường cho các loại xe đi đến từ bên tay trái.
Nguyên tắc này học để biết vì trong thực tế ai cũng biết là VN đang tồn tại theo cách "Giao thông con kiến " nghĩa là cứ lao về phía trước và tìm cách lách qua xe khác cho đến ngày nào đó bị tông xe thì nguyền rủa một câu :" Sáng nay ra ngõ găp...đàn bà " và dắt xe đi sửa . Với cách di chuyển thế này chỉ chạy được tốc độ 40km/h trong phố nên có tông thì cũng không đến nỗi phải vào bệnh viện trừ lúc lái xe buổi chiều hoặc tối tông phải mấy anh "Quắt cần câu" hoặc đi xe trên đường cao tốc mà gặp tài xế sử dụng bằng "Mua" mà thôi.
Nói tóm lại, có thể sử dụng "luật rừng" để di chuyển cũng chẳng chết "thằng Tây "nào cả ! Vấn đề thực sự là đau đầu cho dân mình khi mà rừng ở Vn bắt đầu chặt hết trơn rồi thì không biết phải dùng luật nào để đi lại thay cho "Luật rừng" đang được áp dụng.
Tuan Ton
Comment
-
Năm 2005, T về VN lần đầu tiên. Nhà ngoại cách nhà cô con đường chừng 5 thước bề ngang mà T băng qua không được vì lúc nào cũng có xe chạy tới chạy lui, sợ họ đụng thì khổ. Cô Tư thấy vậy kêu chị Huyền: 'Con qua dắt con Q. qua đường coi, nó đứng nãy giờ chưa qua được.' Bà chị họ dắt qua cái một. Chị nói: 'Bà ngó hai phiá, nếu xe cứ tông tông chạy tới thì từ từ, chờ nó qua rồi đi tiếp, còn nó chạy chậm chậm thì mình cứ việc bước tới.' Biết cách đi như vậy nên mấy ngày sau, T tự qua đường, mắt nhìn hai đầu và đoán người ta nhường mình hay mình nên nhường người ta, cứ vậy mà đi đầu làng cuối xóm chứ ai rãnh mà dắt mình qua đường hoài. Sáng sáng T nói với ngoại: 'Con đi đây chút xíu nha.' là cả buổi T lang thang tới trường cũ, coi người ta buôn bán ở nhà lồng chợ tỉnh, khu đồi dinh tỉnh trưởng, bùng binh ngả Sáu trước nhà Thờ, khu thành Quan (villa thời Pháp)...toàn đi bộ. Ở VN lạ quá, đi chút xiú ra chợ (cở nưả cây số), người ta đi xe gắn máy, không đi bộ, cũng ít thấy xe đạp chỉ toàn xe gắn máy. T không dám mượn xe gắn máy vì thấy không tiện nên không biết đi xe như thế nào bên đó. Thấy video clip anh Toản gửi mới nễ mấy người đi xe bên đó.
Nhưng T nhớ lại hồi trung học, đi học bằng xe đạp, xe cũng đông lắm mà hình như cũng mạnh ai nấy chạy. Thưở đó, cứ sau những giờ học thêm buổi chiều, T rất thích lang thang trên mấy con đường SG có nhiều cây cao làm mát cả con đường: đường Phùng Khắc Khoan (cổng sau Hội Việt Mỹ), khu Đồn Đất, Nguyễn Du (gần TT Văn Hoá Pháp), vườn Tao Đàn, Bà Huyện Thanh Quan, Huyền Trân Công Chúa, Hàn Thuyên (gần nhà thờ Đức Bà và dinh Độc Lập)... đó là "Những con đường thành phố tôi yêu."
Thân mến,
Trúc
Comment
Comment