Announcement

Collapse
No announcement yet.

Du lịch - Giải đáp thắc mắc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Cám ơn chị KV đã cho em biết thêm về Ý. Chúng em định đi khoảng cuối tháng 9, dành 1 tuần cho Rome, 4 ngày cho Florence, 1-2 ngày cho Pisa. Em cũng nghe nói Pisa không có gì đặc sắc nhưng muốn ghé tới để leo lên cái tháp nghiêng nổi tiếng từ nào tới giờ. Florence thì từ khi xem phim cuả Nat-Geo về việc xây cất tháp giáo đường có một không hai tại đây nên cũng muốn tới đó cho biết. Sở dĩ chọn Rome cho chuyến Âu du đầu tiên vì tính cách lịch sử cuả Rome. Trong những năm sắp tới nếu có những chuyến đi tiếp theo (nếu đồng dollars vẫn còn có giá), hay lúc về hưu có nhiều thời gian, sẽ ghé qua Đức quốc và thế nào cũng tìm đến gặp chị. Em cũng có bạn cùng lớp (Liên Châu) cũng đang sống tại Đức. Rất cám ơn nhã ý cuả chị.

    Thân mến,

    Trúc

    Comment


    • #62
      Trúc mến , Thú vị lắm khi được xem tận mắt những công trình nghệ thuật mà mình đã đọc kỹ lịch sử qua từng thời đại cuả nó, tiểu sử tác giả cuả nó, trên sách vở hay những phương tiện khác .

      Thân ái

      Kim Dung

      Comment


      • #63
        Du lịch bằng máy bay.

        Thiệt hết hồn , hôm thứ hai chiếc máy bay Gẻmanwings bị rớt ở Pháp chết 150 người ,làm hết muốn đi chơi bằng máy bay rồi .máy bay này cũng thuộc hảng Lufthasa ,Kim van mới vừa khen đây là hảng máy bay đáng tin tưởng mặc dầu giá vé hơi mắc , và nổi tiếng ở Châu Âu là số 1.

        Mấy hảng máy bay nổi tiếng vẫn bị tai nạn như thường, đi máy bay chắc hên xui ,số phần của mỗi người . :huh:

        Comment


        • #64
          Hên xui!

          Trời kêu ai nấy dạ KVan ui! Nhưng mà nhớ trả lời khe khẻ thôi nha, dạ lớn quá là ...đi luôn, hehe!:shocked2:

          Có lẽ giờ này Trúc đã xong kế hoạch booking đi Cruise Alaska rồi phải không?

          Chọn phòng ở tầng cao hơn, hoặc cao nhất càng mắc tiền. Kinh nghiệm đã có thấy êm như "ru". Không nên chọn phòng ở cuối tàu vì tiếng động cơ và độ rung của máy tàu như có massage khi nằm trên giường. Có một lần ox booked suit ở cuối tàu và lại nằm phía trên restaurants, khi ra ngoài bancony mình ngửi được mùi thức ăn tỏa lên...

          Thu và OX cũng đã ghé qua Pháp, Anh, Rome, Florence của Ý. Vì đi chỉ có 2 mình, nên ox booked các chuyến đi viếng thắng cảnh ở nơi đến tại hotel, nên cũng vui vì có được người hướng dẫn...

          Chúc Trúc Hoàng có những chuyến đi vui vẻ.

          Hiện nay theo các bạn "già ham vui" sinh "1956", đang lên kế hoạch đi Cruise viếng Âu Châu và làm lễ thượng thọ 60 trên tàu vào năm tới đó. Nghe vậy, T cũng nôn lắm, rất muốn chuyến đi này từ lâu ...

          Nếu đi được ox cũng muốn ghé Đức thăm con gái và cháu ngoại luôn đó KVan,

          "Enjoy" đi các bạn ui, kẻo trể!

          Comment


          • #65
            Originally posted by 'YenThu'

            Hên xui!

            Trời kêu ai nấy dạ KVan ui! Nhưng mà nhớ trả lời khe khẻ thôi nha, dạ lớn quá là ...đi luôn, hehe!:shocked2:

            ....

            ....Nếu đi được ox cũng muốn ghé Đức thăm con gái và cháu ngoại luôn đó KVan,

            "Enjoy" đi các bạn ui, kẻo trể!
            Hình như khoá 74 nhiều người sanh 56, sang năm 60 hết rồi . Con gái Bob ở tỉnh nào vậy YT ? Nếu có gé Đức chơi nếu tiện thể gé KV chơi, KV ở Bochum giữa nước Đức .

            Thân mến.

            Comment


            • #66


              Chào tái ngộ các bạn đọc!

              Cảm ơn các bạn đã góp gió cho mục Du lich- Giải đáp thắc mắc thêm hấp dẫn trong nhiều vấn đề ở Úc , VN và ở Mỹ trong thời gian qua . Hôm nay chúng ta bước sang Âu châu . Phần nầy có lẽ "tiếng nói đầy trọng lượng " ở địa phương sẽ rất hiếm cho nên phần lớn sẽ dựa vào các góp ý , kinh nghiệm có được từ các bạn đã du lịch ở Âu châu .

              Câu hỏi mở đầu là : Những điều gì cần biết khi du lịch ở Âu châu ?

              Giải đáp tạm thời cho câu hỏi trên là : Coi chừng bị móc túi !!!

              Mời các bạn xem qua một email ( khoảng đầu tháng 5/2015) ,không rõ ai là tác giả đã được forward vòng vòng trên internet .



              Tựa đề : Tôi bị móc túi ở " kinh thành ánh sáng "

              Buổi sáng Thứ Sáu lướt báo, mẩu tin “Tháp Eiffel đóng cửa vì nhân viên phản đối nạn móc túi” làm tôi chú ý. Đọc chưa được mấy hàng, khi tim nhói lên, tôi mới biết dư âm của việc chính mình là nạn nhân của nạn móc túi tại thành phố này cách nay chưa hai tuần, vẫn chưa nguôi ngoai.

              Tình trạng người chen chúc nhau đứng chờ xe điện ngầm tại Paris là cơ hội bằng vàng cho những tay móc túi chuyên nghiệp. Paris đứng hàng thứ 5 trong danh sách 10 thành phố có nạn móc túi cao nhất thế giới.

              Chưa thể nguôi ngoai thì cũng đúng thôi. Ai phải từng bị móc túi, mới hiểu được rằng việc bị kẻ gian móc túi, lấy mất đồ, không chỉ làm nạn nhân mất đi những đồ vật có thể mua lại được bằng tiền, nhưng còn bị lấy mất đi cảm giác hồn nhiên, an toàn, ở một thành phố hoàn toàn xa lạ.

              Buổi trưa hôm ấy, tôi và Thao, cậu con trai đi cùng, hân hoan bước ra khỏi trạm Metro ở gần dòng sông Seine, gần chiếc cầu pont de Bir-Hakeim, xuất hiện trong phim “Inception” mà Thao rất mê, nên muốn đến xem cho bằng được. Vừa vui vì sau giấc ngủ vùi tiếp theo chuyến bay dài mười mấy tiếng, đây là buổi rong chơi đầu tiên của chúng tôi ở thành phố này. Vui vì được nơi mình muốn đến, và vui hơn nữa vì chúng tôi hãnh diện đã nhìn bản đồ metro, tự đưa mình đến đích, mà không phải tốn tiền leo lên những chuyến xe buýt hop-on hop-off lúc nào cũng chật đầy du khách.

              Mẹ máy quay phim, con máy ảnh, chúng tôi vừa đi vừa trầm trồ vì trước cảnh đẹp trước mặt. Cầu pont de Bir-Hakeim dài hút mắt, dòng nước lững lờ, bầu trời trong xanh lấp lánh những sợi nắng nhẹ. Dưới cầu, một hàng thuyền bè đủ màu sắc neo dọc theo bờ. Chúng tôi dự định ngắm cảnh ở đây một lát rồi từ từ đi bộ đến chân tháp Eiffel.

              Niềm vui chỉ kéo dài trong khoảng khắc. Đang bước đi, tôi bỗng giật mình nhận ra chiếc xách tay mình vẫn đeo ngang vai nhẹ đi một cách khác thường. Nhìn xuống, một ngăn của túi xách đã bị mở toang, chiếc samsung tablet với những bản đồ, sách hướng dẫn du lịch Paris mà tôi đã cẩn thận tải xuống máy trước chuyến đi, đã biến mất.

              Tim đập loạn xạ. Tôi kêu lên:

              “Thao! Thôi chết rồi, mẹ bị móc túi rồi. Mất cái tablet rồi.”

              Thao từ xa chạy lại, nhìn tôi chưa tin:

              “Mất cái gì, mẹ mất cái gì? Mẹ có chắc là mang đi không? Sao họ móc túi mẹ mà mẹ không biết?” Thao dồn dập hỏi.

              Không trả lời, tôi nhìn xuống một ngăn khác. Chiếc zipper đã bị kéo toang ra, để lộ passport, vài thẻ tín dụng, và một ít tiền gấp nhỏ lại, giấu phía sau các vé đi metro.

              May quá, passport, tiền và thẻ tín dụng vẫn còn nguyên đây. Tôi bớt hốt hoảng, nhưng tim vẫn cứ đập thình thịch trong lồng ngực. Đưa chiếc túi xách cho Thao, tôi đứng vịn vào một thành cầu, không đi nổi nữa.

              Hình chụp một cảnh móc túi đang diễn ra, đăng trên website của

              một blogger chuyên viết về du lịch. (Hình:www.clevertravelcompanion.com)



              “Nếu mẹ mang tablet đi thì mất thật rồi.” Thao lật qua lật lại chiếc túi sách, rồi chép miệng.

              “Mà bị móc túi từ lúc nào, sao mẹ lại không biết?” Thao hỏi đi hỏi lại như chưa chấp nhận được thực tại. Nhưng nếu Thao biết được chính xác là tài sản của tôi đã bị đánh cắp từ lúc nào, thì sẽ cảm thấy an toàn hơn ở thành phố mà chúng tôi đã háo hức muốn đến thăm, khám phá.

              “Nếu biết lúc nào bị, thì đâu có ai gọi là móc túi.” Tôi đáp.

              “Chắc mẹ bị lúc mình ở trên metro rồi. Lúc đó đông quá. Thôi mình về lại khách sạn đi, biết đâu mẹ sẽ thấy là tablet còn nằm ở phòng,” Thao đề nghị.

              “Chắc 100% là đã mất rồi. Lúc nãy ngồi trong metro mẹ còn lấy nó ra xem bản đồ mà.” Tôi cả quyết, rồi suy nghĩ thật nhanh. Từ khách sạn chúng tôi đã phải chuyển metro mấy lần mới đến được đây. Về ngay bây giờ thì uổng quá. Trời hôm nay đẹp, không mưa lướt thướt như hôm qua, lúc máy bay chúng tôi đáp cánh.

              “Thôi mình cứ đi tiếp đi, về khách sạn thì cái gì mất, cũng đã mất rồi.” Tôi thẫn thờ.

              Nhìn tôi, Thao ái ngại, “Are you sure? Thôi mình về khách sạn đi mẹ. You don't look OK. Con thì mất hứng đi rồi.”

              Ừ, mà chắc phải về khách sạn thật. Tôi chợt nghĩ đến cái app chứa đầy passwords của mọi tài khoản, nhà băng, thẻ tín dụng, email, tất cả những dữ liệu quan trọng, nằm trong tablet vừa bị đánh cắp đó mà lạnh người.

              Nếu kẻ cắp mà phá được password của tablet và mở được cái app này, thì cái tôi sẽ bị đánh cắp là danh tánh, và chuyện mất tablet suy ra, sẽ là chuyện rất nhỏ.

              “Ừ mình về lẹ đi. Mình đàng nào cũng phải cất passports đi, và mẹ phải thay một số passwords.” Tôi đồng ý.

              Chúng tôi thiểu não theo nhau đi trở lại hướng vào metro. Thao bảo, “Từ giờ mẹ luôn luôn phải đi trước con nhe!” Tôi đi trong tâm trạng hốt hoảng tận cùng mà chỉ trước đây ít phút khó hình dung ra được. Tim đập mạnh theo từng bậc thang đưa xuống chỗ đón xe, với tôi giờ đây metro là nơi đồng nghĩa với sự mai phục đầy nguy hiểm.

              Lên được metro rồi, chúng tôi ngồi dựa vào nhau trên băng ghế như hai kẻ bại trận. Tôi suy nghĩ miên man. Tâm trạng an vui, thanh thản của một người du lịch hoàn toàn biến mất. Từ đây về khách sạn mất một tiếng hai mươi phút. Nếu kẻ cắp phá được password trên tablet của tôi trong vòng thời gian này, thì nguy cơ bị đánh cắp danh tánh của tôi sẽ tăng lên. Cuộc chạy đua của người tự vệ và kẻ tấn công bắt đầu.

              Xe lao đi vun vút. Tại mỗi trạm ngừng, khi có hành khách lên, xuống, đi gần đến ghế của mình, tôi lại đưa tay ôm khư khư lấy chiếc túi xách giờ luôn đeo trước mặt, nhìn những người bước qua bằng đôi mắt e dè.

              Tại một trạm ngừng, một đám đông kéo nhau lên xe. Một chàng nhạc sĩ lang thang leo lên xe vừa đánh đàn vừa hát, đi đến từng hàng ghế chào hỏi. Nhạc hay mà giọng hát thì khá ấm. Nhưng tôi không còn tâm trí nào để thưởng thức. Tôi ôm chặt thêm lấy chiếc túi xách của mình khi chàng ta bước ngang qua. Hình như có một người nào đó vừa cố tình đụng vào tôi? Tôi nhìn người bước qua bằng cặp mắt nghi kỵ. Đúng là một mất mười ngờ. Giờ này người nào quanh mình cũng có thể là người móc túi.

              I hate Paris. Tôi nói thầm, rồi lại nghĩ đến cái tablet đã là người bạn đồng hành của mình trong một thời gian dài, những chuyến đi chơi, và nhiều chuyến đi công tác. Điều oái oăm là trong mọi sách du lịch Âu Châu mà tôi tải xuống, cuốn nào cũng cảnh cáo là du khách đến Paris phải hết sức cảnh giác để khỏi bị móc túi, vì dân móc túi ở đây thuộc vào hạng chuyên nghiệp nhất thế giới.

              Một tài liệu cẩn thận liệt ra danh sách 10 thành phố mà nạn móc túi hoành hành nhất thế giới. Trong đó, Barcelona, nơi tôi sẽ đi kế tiếp. đứng hàng đầu, Paris đứng hàng thứ 5, và Hà Nội đứng thứ 10. Tài liệu khác đưa ra con số đáng ngại: Một ngày tại Paris có đến hàng ngàn vụ móc túi. Tệ hơn thế, cảnh sát Paris như bất lực trước tệ nạn này, không giúp gì được du khách ngoài việc treo những tấm bảng với hàng chữ “coi chừng móc túi!”

              Vẫn biết như thế, nhưng tôi, những cũng giống như nhiều người vô tư khác, không ngờ mình sẽ có ngày trở thành một con số trong thống kê này.

              Về đến khách sạn, Thao mở safe bỏ passport của chúng tôi vào khóa lại. Thật đúng là mất bò mới lo làm chuồng. Trong khi tôi mở lab top lo đổi password, Thao xem lại tất cả những khúc phim do chiếc Gopro tôi đeo trên người tự động thu.

              Chỉ vào một khúc phim, Thao nói, “Đây, chỗ này, thấy có một người thoáng đi gần vào người mẹ, rồi vượt qua, nhưng không thấy rõ mặt, mà cũng không thấy tay ông ta cầm gì hết. Để con xem lại xem.”

              “Thôi chắc là bị lúc ở trên metro rồi. Lúc đó chen chúc ghê quá!” Xem hết những khúc phim, Thao kết luận.

              Tôi hiểu nhu cầu cần phải tìm ra lúc nào mình bị mất cắp của Thao. Tìm ra được thì có lẽ thể rút kinh nghiệm, có thể ngăn ngừa được. Còn nếu mất mà không biết mình bị lúc nào thì sẽ cứ hoang mang mãi, và không biết phải phòng ngừa làm sao.

              Nhưng tôi đang có việc cấp bách hơn phải lo. Vừa nhìn đồng hồ vừa đổi passwords, vừa lo ghi chú. Tôi đang gấp rút chạy đua với thời gian, không thể để cho kẻ cắp kia làm mình bị tổn hại gì thêm nữa.

              Khi tôi vừa xong việc thì cũng là lúc Thao, nãy giờ lúi húi với trang Google, ngẩng lên nói, “Theo thống kê thì kẻ gian phải mất trung bình khoảng hai tiếng mới crack được password của cell phôn hay tablet, nhưng đa số họ tìm cách reset trước khi đem đi bán. Và nếu họ reset thì sẽ không đọc được gì của mẹ.”

              Sửa xong được password của email và tài khoản Samsung, tôi vào để đọc email, thì nhận ngay được một thông báo từ tài khoản Samsung, cho biết samsung tablet của mình vừa được cài đặt một app mới, cả tên app lẫn những hàng chữ giới thiệu app toàn bằng tiếng Tàu. Tôi và con đọc không hiểu gì cả.

              “Ghê thật, tụi nó đã vào được tablet của mẹ rồi.” Thao nói.

              Tôi nhìn đồng hồ. Gần hai giờ đồng hồ sau khi bị móc túi. Nhưng cũng may, việc đổi passwords tạm xong rồi. Tôi thấy tạm yên tâm, đề nghị, “Mẹ xong việc rồi, mình đi tiếp nhé!”

              “Thôi, chắc hôm nay mình ở nhà đi quanh quẩn ở quanh đây. Con vẫn đang bị 'traumatized' lắm. Mà mẹ chắc cũng chưa OK đâu!” Thao nói.

              Traumatize! Bị tổn thương. Đúng rồi. Thao dùng chữ chính xác lắm. Sự tổn thương vượt qua mọi giá trị vật chất của những thứ bị đánh cắp. Cái tôi mất đi là mất cái cảm giác an toàn, là sứt mẻ chút thiện cảm trước giờ vẫn dành cho một thành phố nguy nga tráng lệ, nơi được mệnh danh là “Kinh Thành Ánh Sáng.”

              Nắng chiều, qua rèm cửa sổ của khách sạn, đang len lỏi vào phòng. Buổi tối thứ hai ở Paris sắp trôi đi.



              Ý kiến của các bạn như thế nào về đề phòng vấn nạn nầy ?

              Thân ái

              NTT

              Comment


              • #67


                Cám ơn anh NTT, sau chuyến vacation đã có đầy 'bụng' ý tưởng cho cả năm ha, và còn cống hiến cho một bài viết đau thót cả ruột nếu mình là nạn nhân.

                "Cảnh giác bị móc túi khi đi metro hay chốn đông người" ai cũng biết khi đi du lịch ở mọi nơi không chỉ ở Âu Châu đâu.

                Thu đã đi một chuyến ở Âu Châu vào cuối thế kỷ 20, vào lúc đó những máy móc hiện đại chưa phổ biến nên không có mấy thứ lỉnh kỉnh của các loại máy họ I- bây giờ.

                Trong túi xách duy nhất chỉ có 1 máy chụp hình, một bóp nhỏ có một thẻ tín dụng phóng hờ cho 'emergency' và đeo một ít tiền lẻ, copy của passport, vào một túi nhỏ (name tag) trong mình (không phải dây thắt lưng đựng tiền/passport)...

                Một kinh nghiệm khi đi du lịch, nhất là những nơi chốn đông người. Nếu bạn là các cô các bà mang túi xách đong đưa ở bên hông, có lúc vô ý không kéo dây kéo, miệng xách rộng mở khoe các thứ ở trong xách hay back bag ở sau lưng hay cái bóp trong túi quần sau của các ông, đều có ý nghĩa "những cái này là của quý vị đó (móc túi tui đi) ".

                Nếu mình 'move' những thứ đang mang, đang đeo về phía trước bụng "ôm khư khư" thì những thứ đó mới là của mình, luôn được các 'tour guide' nhắc đến.

                Đề phòng vẫn hơn!


                Comment


                • #68
                  Originally posted by 'YenThu'

                  ...

                  Nếu mình 'move' những thứ đang mang, đang đeo về phía trước bụng "ôm khư khư" thì những thứ đó mới là của mình, luôn được các 'tour guide' nhắc đến.

                  Đề phòng vẫn hơn!





                  YThu và các bạn thân mến .

                  Giả sử các bạn đang vừa "ôm khư khư " các thứ của các bạn , vừa đứng chờ gần cửa để chuẩn bị xuống trạm xe lửa đông người . Phía trước bạn là một cô gái có chiếc xe đẩy con nít . Xe lửa dừng, mọi người vội vã lên xuống , cô gái ấy đang lúng túng với chiếc xe đẩy nên chưa xuống được . Bạn liền cúi xuống nhắc phụ cô ta một tay . Cô ta cám ơn rồi đường ai nấy đi . Bạn hoàn toàn không biết được mọi chuyện đều là kịch bản và 2 anh chàng đứng sát bên , một anh đứng che mắt người nhà , một anh đã nhẹ nhàng "ôm" dùm bạn một ít đồ hồi nào không hay !

                  Đây là một giả sử nhưng đã có thật ( Địa điểm không rõ). Nạn nhân kịp thời phát giác và tri hô , cảnh sát phản ứng kịp thời và món đồ được trả lại cho khổ chủ . Gần đây vấn nạn đã khá trầm trọng ( như báo chí đưa tin : nhân viên tháp Eiffel đình công vì nạn móc túi )

                  Tại sao như vậy ? Theo nhận định dân địa phương vấn nạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân tỉ dụ như chính sách tự do nhập cảnh giữa các nước ở Châu âu , móc túi du khách có thể có mấy trăm Euro một cách nhanh chóng dể dàng , lực lượng cảnh sát thiếu người và cuối cùng là rất khó để có bằng chứng về móc túi và rất tốn kém để bắt giử kẻ gian . Giải pháp tốt nhất của lực lượng chức năng là can thiệp trước khi kẻ gian đưa nạn nhân vào tròng , tỉ dụ như trường hợp sau đây ( Rome) : bạn và người thân đang sốt ruột chờ xe bus để đi vào phi trường . Có người vui vẻ đến báo cho bạn biết chờ ở đây rất lâu , họ sẽ chỉ bạn một trạm khác đi nhanh hơn , hảy đi theo anh ta ... Đi một lát thì cảnh sát xuất hiện yêu cầu xét giấy tờ nguyên đám , anh ta nhanh chân biến mất . Sau đó cảnh sát dặn dò ... mọi người tỉnh ngộ !

                  Kinh nghiệm đối phó sẽ ít nhiều, hay dở tùy vào ... số comment feedback ở đây . Tuy nhiên theo tôi những điểm tốt là : Không luộm thuộm , mang theo đồ càng ít càng tốt . Lạc thì hỏi đường có chọn lựa ( người ) , cảnh giác khi được giúp đở hoặc giúp đở người khác ,credit card trong túi áo lót , tiền mặt để ... dưới giày , mắt một con ngắm cảnh , còn một con canh chừng 2-3 cái giỏ xách (bằng giấy đựng toàn ly chén souvenir ) của hiền thê , và quan trọng nhất là luôn thầm tin tưởng vào các lời chúc may mắn chân thành của bạn bè trước khi đi .

                  Cảm ơn YThu đã cho mọi người biết một ít kinh nghiệm thực tế cho mục này .

                  Thân ái

                  NTT

                  Comment


                  • #69
                    Đi chơi mà phải cảnh giác một mắt ngó vợ, một mắt ngó ...lung tung tứ phía thật không thoải mái, không có cảm giác an toàn bình yên, thú thật với tâm trạng đó Thu muốn nằm nhà, đọc bài của NTT, của Trúc post ở DD thì sướng hơn hết, hehe!:shocked2:

                    Comment


                    • #70
                      WELCOME HOME anh chị Toản Thủy sau một tour du lịch châu Âu hoành tráng , thượng lộ bình an , hạ lộ mạnh khỏe , hứa hẹn một năm bạn đọc sẽ được xem nhiều bài viết thú vị về du lịch châu Âu của Anh nhen

                      P chưa bao giờ du lịch châu Âu nên đề tài này đáng lẽ P chỉ xem để mở mang tri thức thôi , nhưng vì tựa đề bài viết mở hàng của Anh về chuyến du lịch này làm P sực nhớ Trúc cũng đã từng hỏi câu kinh nghiệm của các bạn đi châu Âu như thế nào thì có lẽ đây cũng là một loạt bài rất hữu ích cho các bạn sắp đi du lịch châu Âu như Trúc

                      Trở lại bài viết , lúc anh Toản nói về tệ nạn móc túi ở Pháp P nghe quen quen , và không ngờ Pháp lại đứng hàng top ten về móc túi , có lẽ do tháp Eiffel hấp dẫn khách du lịch quá , mà khách du lịch thường ngây thơ ngơ ngác , và lại có nhiều tiền nữa vì có nhiều tiền mới đi ... du lịch ! hichic nên mới dễ cám dỗ những kẻ gian .

                      Theo ý của P nếu không biết thì thôi , khi biết rồi cũng nên đề phòng vì móc túi ở đâu cũng có ngay nơi mình đang sinh sống cũng có , cho nên để không bị móc túi chỉ có cách là chúng ta cho kẻ gian thấy mình không có gì ... để móc cả , chẳng hạn như nếu đi du lịch , mình nên dấu giấy tờ quan trọng , tiền lớn trong túi mỏng đeo sát bụng như ruột tượng , túi này có bán ở những shop bán đồ dùng du lịch , hoặc áo sơ mi túi phải có nắp mới tốt có thể giữ cho mình một số giấy tờ và tiền bạc ở đó , còn handbag P thích đeo chéo qua vai kéo về phía trước , nhưng cũng không nên để những gì quan trọng ở đó , và tiền nên chia ra nhiều nơi để cất để nếu lỡ bị mất mình sẽ không sợ hãi hoặc lo buồn nhiều quá mà ảnh hưởng tới niềm vui đang đi du lịch

                      Khi P đi du lịch cũng thích sắm lỉnh kỉnh như hiền thê của anh Toản , và P thường hay gom vào một túi cho gọn , tốt nhất là cho vào túi có zip ở miệng để cho kẻ gian không biết cái gì ở trỏng , đồng thời những món quà lưu niệm sẽ được giữ êm khi mình đi bộ , một mắt ngắm cảnh , một mắt nhìn mấy gói hàng của hiền thê mà mắt không bị ... lé , thì mắt anh Toản tốt thiệt nha ...

                      Mới đây P có nghe tin tức cảnh báo du khách khi quay phim chụp hình phải cẩn thận vì có thể bị cướp trong khi tác nghiệp chứ không phải chỉ có móc túi mà thôi

                      Cho nên cẩn tắc thì vô ưu , chúc các bạn có nhiều kinh nghiệm đi du lịch châu Âu sau bài mở hàng này nhé

                      Thân mến

                      PL

                      Comment


                      • #71
                        Anh Toản viết bài này nhắc nhở bạn bè đi du lịch rất là thích thú . KV cũng là nạn nhân cho nên thích bài này. Nhiều khi vì mệt mỏi ,làm biếng nhét đại tiền vô túi xách ,nghỉ trong túi mất đi đâu , để về nhà coi lại , rồi quên đóng túi lại, hay đóng không kỷ mất hoài vì tội bất cẩn. Ở Âu Châu bây giờ ở tỉnh lớn nào cũng có nhiều dân móc túi hơn ngày xưa, chỗ này chắc làm ăn khá. theo kinh nghiệm của KV thì đa số người móc bóp hay rạch túi là dân da màu đậm. Mà mấy người này đi chung với nhau thường ít nhất là 3 người .

                        Cách Lê Phương cất tiền hay à, làm theo LP là chắc chắn.

                        Khi đi du lịch ở thành phố lớn ,không phải chỉ lúc lên xuống xe ,mà lúc đứng hay ngồi trong xe cũng bị móc hay rạch túi nữa , còn lúc đi phố khi thấy có những người đứng giả làm Robot ,là người kì dị, họ cũng muốn được tiền , cho nên ai muốn chụp hình với họ phải hỏi ,hay mình không nên chụp hình với họ mà đứng gần . Có lần KV thấy có người chụp hình, họ tới đòi tiền và giựt máy chụp hình rồi hành hung . Tốt nhứt là mình đi xa xa, đứng xa xa nhìn và đừng vào nơi chen lấn .

                        Như anh Toản rất cẩn thận ,đi chơi người này trông chừng người kia, có lần bạn và KV ngồi uống nước 4 người một bàn, cái giỏ để kế bên mà mất lúc nào không hay, mất bóp giấy tờ ,điện thoại .... Bây giờ lúc đi vô chỗ nào hơi đông người ,nhắc nhở nhau liền là coi chừng túi xách ,mình bây giờ tuổi lục tuần , già rồi hơi chậm chạp ,hay quên ,khổ ghê. Nhưng có thì giờ rảnh rổi đi chơi an ủi tuổi già.

                        Bây giờ biết thêm khi hỏi đường phải lựa người , thật ra đi tới chỗ mới mình nghỉ hỏi cho lẹ ,mặc dầu có Google Maps :cuoilan:

                        Nhờ đọc bài này mình cẩn thận hơn ,chắc đi chơi sẽ vui nhiều hơn , cám ơn nhiều.

                        Kim Vân

                        (Germany)

                        Comment


                        • #72
                          Khi đọc mục giải đáp thắc mắc với đề tài về du lịch Âu châu, T mừng rơn, hy vọng học được kinh nghiệm cuả những người đã từng đi chơi bên đó vì T biết có một số anh chị SPKT đã đi du lịch hay thăm gia đình ở Âu châu nhiều lần, thế nào cũng thấy được sự khác biệt so với nơi mình sống mà ghi lại đôi dòng.

                          Trước khi đi tới chổ lạ, T thường tìm đọc các blog du lịch cuả cá nhân, họ ghi lại kinh nghiệm rất thực tế và đa dạng. Những điều này giúp T thấy an tâm hơn vì coi như mình có chút ý niệm về nơi đó và biết nên chuẩn bị như thế nào. Ví dụ nếu nói đến một bưả ăn trưa cuả tiệm McDonald giá $18 ở London thì T có thể hình dung được mình phải dằn túi cở bao nhiêu cho tiền ăn. Hay nhiều người nói khách sạn ở Paris không có thang máy hay thang máy cũ và nhỏ lắm thì mình biết có khi phải khiêng cái vali lên lầu 3 chẳng hạn thì nên đem theo mấy bộ đồ cho chuyến đi. Hay qua Anh thì làm sao đi tới mấy chổ xa thành phố khi mình không từng lái xe lề trái....

                          T mong mục này đắt hàng, có nhiều comment để T học ké. Cám ơn các anh chị trước.

                          Thân mến,

                          Trúc


                          Comment


                          • #73
                            Xin bổ túc thêm ý kiến về phương tiện di chuyển khi du lịch ở Úc...nếu có thể được tôi sẽ dùng "kanguroo" chun vào túi nó ...lấy chân đá vào bụng "đau điếng" chắc phương tiện này đi nhanh nhất!!!

                            Nếu du lịch các nước "Á Rập" các bạn nên tập "cỡi lạc đà".

                            Minh 72 KHN

                            Comment


                            • #74
                              Các bạn thân mến ,

                              Vừa qua, comment của bạn YThu , Phương Lê, Trúc Lâm và đặc biệt của Kim Vân tại Đức đã làm cho mục nầy có số lần "Views" tăng lên rất nhanh .Điều nầy chứng tỏ những trải nghiệm du lịch của các bạn khi post lên đây đều được nhiều bạn đọc theo dõi cho dù không nhất thiết sẽ tán đồng ý kiến .

                              Tỉ dụ như góp ý tếu của anh Minh Trần khi du lịch Úc . Nếu chẳng may gặp nhằm con Kangaroo đực thì chắc là phiền lắm ! Kangaroo còn là loài động vật nặng mùi nên khó thân thiện ngoại trừ bạn cho nó tắm rửa sạch sẻ .

                              Tiếp tục với đề tài du lịch ở Châu âu : Nói cho vui , ngày xưa các bô lão thường dạy con cháu : " Uống nước nhớ nguồn , ăn trái nhớ kẻ trồng cây " . Có lẽ là tại Âu châu lúc đó lượng du khách còn rất ít . Bây giờ du lịch ở Âu châu xong có lẽ phải kêu con cháu ra dạy lại , gọi là cập nhật hóa kinh nghiệm để "sống sót" .

                              Các bạn đoán các bô lão ngày nay sẽ "update" 2 câu đó như thế nào và tại sao ?

                              Chúc các bạn tìm được nguồn vui trọn ngày .

                              Comment


                              • #75
                                Hôm nay là ngày nghỉ bình thường đầu tiên của 4 ngày nghỉ trước khi vào ca làm tuần tới. Dạo qua trang bàn về du lịch, nhiều chuyện lý thú ở đây. Cám ơn các bạn đã nhiệt tình qua lại viết bài chia sẻ cho ace. Đặc biệt là cám ơn người sáng tạo ra tiết mục này đó nhen. Chúc anh En Nờ Tê Tê và Lâm Trúc dồi dào sức khoẻ, túi tiền đầy bao du lịch dài dài để có thêm nhiều chuyện, nhiều kinh nghiệm cho bạn bè.

                                Năm tới 2016 là năm con Khỉ..Hổng biết loại Khỉ gì, mà trong đó có con Khỉ nghịch Líu Lo. Mà khoá 74 có rất rất nhiều bạn sinh vào năm con Khỉ, ngấp nghé mừng sinh nhật 60 vào năm tới. (Mà như là ở 74 KNN nhiều nhất đó). Các bạn ý kiến cùng rủ rê nhau đi đâu đó xa xa cho dzui, hổng phải chỉ có những bạn 1956 dzui chơi với nhau mà thôi..mà thầy cô và các ace đều có thể tham gia cho đông dzui hao...mà đi với những người cầm tinh con Khỉ chắc chắn sẽ dzui dzui lắm đó.

                                Bây giờ chưn cẳng còn dẻo dai nên có một số bạn đề nghị đi tua Âu Châu vì nghe nói phải đi bộ nhiều.. nên phải đi lúc này ..chứ mai kia giò cẳng rệu rạo là chỉ có du lịch online mà thôi..với lại còn có vài thầy cô thích đi chơi chung với học trò như cặp "Ngày Xưa Đễ_Thìn".. Nghe nói thầy Nguyễn Tuấn cũng thích lắm..

                                Líu Lo nghe bàn tán cũng hám lắm..nên mở màn thăm dò ý kiến xem có ace nào tham gia kế hoach này không?

                                Với điều kiện của Líu Lo nếu đi vào mùa từ tháng1-6 thì không thể nào tham gia vì Tết 2016 phải dồn ngày nghỉ phép dzìa VN, cúng 2 năm cho Nu. Sau đó lo để dành phép nữa thì mới đi tua với bạn bè được.

                                Mà đi tua Châu Âu phải bao nhiêu ngày? 2 tuần hay 3 tuần? Chi phí khoảng bao nhiêu để để dành money...

                                Kiều Hạnh nói sẽ nhờ anh Sáng xem dùm..mà như anh Sáng cũng là một đồng hành trong tua Âu Châu mừng sinh nhật 60 của mấy em 74 mà phải không anh Sáng. Nghe anh Sáng nói là trước mắt thư chiêu mộ du lịch sĩ trước, chọn thời gian theo đa số, đề xuất địa danh muốn ghé thăm..rồi từ đó mình sẽ xem lịch tua..và nếu đi đông thì mình có thể yêu cầu theo ý mình nữa...

                                Vậy đây là bước đầu tiên là rủ rê... Thầy cô và các ace nào thích tham gia thì lên tiếng nha.
                                https://www.doquanmusic.net

                                Comment

                                Working...
                                X