Announcement

Collapse
No announcement yet.

Du lịch - Giải đáp thắc mắc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    XL và các bạn thân mến

    Cám ơn Bạn XL . Chắc chắn sẽ có nhiều bạn hữu quan tâm và ghi nhận đề nghị của bạn . Vì vậy qua mục du lịch-giải đáp thắc mắc, tôi sẽ cố gắng lèo lái câu chuyện để các bạn ở địa phương , những người đã đi trước , những người sẽ đi EU... cung cấp thêm một vài dữ kiện lẫn thắc mắc để các bạn rộng đường tham khảo và thiết lập chương trình .

    Chương trình cụ thể như thế nào có lẽ tốt nhất chúng ta nên gom lại và trình bày ở một "chuyên đề" mới để mọi người dễ dàng theo dõi từ đầu đến cuối . Đồng thời , nhờ đó mà mục Du lịch giải đáp thắc mắc không bị chệch qua hướng khác .

    Thân chúc XL và các bạn, khai thác và tân hưởng tối đa khả năng du lịch của mình .

    NTT

    Comment


    • #77
      Originally posted by 'ThienToan'

      ...

      Tiếp tục với đề tài du lịch ở Châu âu : Nói cho vui , ngày xưa các bô lão thường dạy con cháu : " Uống nước nhớ nguồn , ăn trái nhớ kẻ trồng cây " . Có lẽ là tại Âu châu lúc đó lượng du khách còn rất ít . Bây giờ du lịch ở Âu châu xong có lẽ phải kêu con cháu ra dạy lại , gọi là cập nhật hóa kinh nghiệm để "sống sót" .

      Các bạn đoán các bô lão ngày nay sẽ "update" 2 câu đó như thế nào và tại sao ?

      Chúc các bạn tìm được nguồn vui trọn ngày .


      Các bạn thân mến , đề tài có vẻ nhạy cảm nhưng rất thiết thưc . Tôi nghĩ các bạn lớn tuổi khi du lịch Châu âu mổi lần uống nước nên có kế hoạch ! Uống nước có kế hoạch là sự tính toán để cơ thể không bị thiếu nước ( dehydrate) và cũng không bị phiền tói bởi nhu cầu xả nước nhiều lần .

      Dưới đây là một vài nguyên nhân để giải thích cho vấn đề nầy, tuy nhiên có lẽ chỉ để các bạn đọc cho vui là chính .

      1. Trước hết như các bạn biết , ở Mỹ ,Úc các công trình xây dựng đều phải đạt các tiêu chuẩn ấn định ( buiding code) trước khi xây , nó gồm những tiện nghi công cọng và an toàn cần có . Tiêu chuẩn nầy tỉ lệ thuận với tối đa số người sử dụng công trình đó . Tỉ dụ như xây một hội trường chứa 500 người thì phải có bao nhiêu toilet cho đàn ông, đàn bà , người tàn tật ...etc

      Ở Châu âu , những chỗ du khách đổ về phần lớn là các lâu đài cung điện, nhà cửa đã xây cách đây mấy trăm năm , hồi đó chưa có 'building code ' cho nên các Bá tước, Công nương đều ra sức xây cung điện sao cho "hoành tráng" mà không ai nghĩ đến chuyện mấy trăm năm sau , mỗi ngày có cả ngàn người kiên nhẩn đứng xếp hàng để được vào nhà họ . Phần lớn những người này giả bộ đi vòng vòng để ngắm cảnh mà thực ra ai cũng đang nóng lòng muốn biết toilet của Bá tước xây ở đâu !

      2. Kế tiếp, ở Châu âu, sử dụng các tiện ích công cọng như toilet đều phải trả tiền (*) .Giá từ 50 cents ( Amsterdam) , 70 cents ( Paris) đến $1.50 Euro (Venice). Hóa ra chai nước 1litre bán ở đây chỉ có 99 cents nhưng uống vô thì coi bộ mắc hơn nhiều so với Úc và Mỹ . Đổi lại, vấn đề sạch sẻ , vệ sinh khá tốt .

      3. Khi phương tiện du lịch càng dễ dàng thì số du khách đến châu Âu càng đông , nhiều chổ đông đến độ vượt hẳn khả năng cung ứng của các toilet công cọng . Từ đó vấn đề nầy được "chia sẻ" với các nhà hàng , tiệm ăn hoặc quán cà phê dọc đường . Điều nầy sinh ra 2 hệ quả : hệ quả thứ nhất các tiệm ăn nhờ nó để bán hàng ( vô quán , thường mổi người phải tiêu 5-10 Euro hoặc nhiều hơn ) . Hệ quả thứ nhì , tấc đất tấc vàng . Cứ kê thêm được một cái bàn thì có thêm một con gà đẻ trứng vàng , không ai dại gì tốn nhiều chỗ cho toilet .

      Có một lần ở Paris, tại một địa điểm du lịch nổi tiếng , chúng tôi ghé quán cà phê Startbucks vào buổi trưa để giải khát , đi vệ sinh và nghỉ ngơi lấy sức đi bộ cho buổi chiều và tối . Quán khá rộng có khoảng 40 bàn nhưng chỉ có một cái toilet xài chung cho ladies and gentlemen ! Dĩ nhiên đã trả tiền cà phê rồi mới tiến thối lưỡng nan . Người xếp hàng càng lúc càng dài , chờ lâu đến độ nhân viên quán phải đứng ra can thiệp, đòi phải có receipt mua hàng mới được sử dụng toilet . Giải pháp nầy không hiệu quả vì người không có thay vì nhường chỗ đã nhờ thân nhân đi mua cà phê để lấy receipt ...

      Tóm lại nhập gia tùy tục ! Khi đã quen với nó thì đã gần hết holiday . Cho nên du lịch Âu châu, ăn trái nhớ kẻ trồng cây hay nhớ bất kỳ ai cũng được nhưng khi uống nước thì phải nhớ... mang theo bạc lẻ !

      Thân ái

      NTT



      (*) vào cổng trả tiền thì dùng toilet free và ngược lại .

      Comment


      • #78
        Chuyện toilet của anh Toản viết ở trên chắc là chuyện phải quan tâm hàng đầu khi đi du lịch Châu Âu, lúc trước XL nghĩ là chỉ có ở Pháp mà thôi. XL có gia đình người quen ở bên ấy. Một lần bạn của XL qua Pháp thăm anh, đi chơi dọc đường hắn chợt bị đau bụng muốn tìm chỗ tháo, đi thiệt lâu mà chẳng biết vào đâu.. cuối cùng chịu hổng nỗi phải rơi rớt trong quần trước khi tim ra được toilet công cộng, mà phải trả tiền. Vào quán thì phải mua gì đó, mà cũng phải chờ đợi để đến phiên được giải thoát của nợ. Còn ở nhà ông anh của hắn thì trong toilet có note dặn dò : đi tiêu thì dội ngay, còn đi tiểu thì để đó chờ dăm bảy lần mới dội...nghe nói nước dùng sinh hoạt ở Paris rất hạn chế. Nghe bạn kể, XL khi đó đã đùa với với anh Ty, nếu tụi mình đi Pháp, thì nhớ mang tả và mỗi lần đi chơi chỗ nào xa xa hàng quán..thì mặc tả cho chắc ăn ha ha...

        Cũng cám ơn góp ý của anh Toản. Khi post chuyện đi te tua Âu châu mừng sinh nhật 60, 2016 vào trang này XL biết thế nào cũng nhận góp ý trên, nhưng vẫn thích chọc cho chủ nhà rầy rà chút ít...một lời rầy rà nhẹ nhàng dễ thương... để mà có chữ để đọc trong mấy ngày xuống ca. Xin cảm ơn lần nữa.

        Chuyện đi te tua Âu Châu năm 2016, sẽ alo alo vào mục nào đây các ace? Thông tin đi nha...

        Thân chúc tất cả có nhiều giờ vui, ngày vui..

        XL

        Comment


        • #79
          Nói túm lại: Đố các bạn, xứ nào tiêu thụ dầu thơm nhiều nhất?:coffee:

          Comment


          • #80
            Các bạn mến , mấy bửa trước đọc comment #74 của Anh Toản , P thực tình không hiểu tại sao Anh Toản nói ... sau khi đi châu Âu về người lớn nên update lại câu uống nước nhớ nguồn , ăn quả nhớ kẻ trồng cây , mặc dù P ăn nhiều ... đậu hủ lắm ...mà nghĩ hoài không ra , nên cuối cùng thôi đành chờ tác giả tự đố , rồi tự ... trả lời dùm , coi bộ nhanh hơn , hichic

            Cho nên hôm nay đọc tiếp comment #77 , a , P hiểu rồi , anh Toản muốn nói kinh nghiệm số 2 khi đi du lịch ở châu Âu , uống nước nhớ nguồn không phải là nhớ tổ tiên ông bà , mà là nhớ nhu cầu bài tiết , nói văn vẻ là như thế , còn bình dân là nhớ WC , cám ơn anh Toản đã nhớ và chia sẻ , nghe mà sợ thật , nhưng đi chơi ngắn ngày chắc không đến nổi ảnh hưởng đến sức khỏe đâu nhỉ , ở lâu thì e bị sạn thận mất ...

            Anh Toản mới nói về Uống , chưa thấy nói tới ăn , nhưng P đoán ở bên đó trái cây nhiệt đới có lẽ mắc lắm , cho nên ở bên đó ăn chôm chôm , sầu riêng , chuối , mít chắc ... đau bụng lắm phải không anh Toản ?

            Góp vui với các bạn một xí , P vẫn ngoan ngoãn vào đây học tập kinh nghiệm của các bạn mặc dù biết rằng không biết khi nào thì mới có thể tận hưởng khả năng du lịch của mình

            Thân mến

            PL


            Comment


            • #81
              Hi các anh chị,

              Đọc bài 'Uống nước nhớ nguồn' cuả anh NTT làm T đâm lo nếu ngày nào đó balô túi xách đi du lịch Âu châu, lại bị bệnh tiểu đường hơi nặng thì kẹt hết biết. Cám ơn anh, chị XL đã kể lại kinh nghiệm xương máu về hậu quả sau khi uống nước, vưà tốn tiền mà chưa chắc giải toả được nỗi lòng nặng chịch. Ngược lại, theo T đọc trên 'net', ở xứ con cháu cuả Thái Dương Thần Nữ, dân tình không phải lo lắng chuyện nước nôi mà còn được mô tả như quốc gia số 1 về tiện nghi khi cần xả nước.

              Hôm trước cũng có bài viết về kinh nghiệm Âu châu chuyện tiền nông, bóp đầm, túi xách không cánh mà bay làm dân muốn đi cho biết đó biết đây bên trời Âu thấy phát ớn. Trái lại dân xứ Phù Tang lại rất đàng hoàng, không có tính nhám tay.

              Bởi vậy, cuối năm nay tụi T đi thử coi hư thật thế nào để tường trình lại với DĐ. Các anh chị nào đã từng đi đến xứ này xin cho tụi T chút kinh nghiệm dằn túi vì tụi T đi kiểu tự túc, tự muá và chắc sẽ xử dụng tối đa động từ 'to quơ'. Cám ơn rất nhiều.

              Thân mến,

              Trúc

              Comment


              • #82
                Originally posted by 'XuanLan'

                Chuyện toilet của anh Toản viết ở trên chắc là chuyện phải quan tâm hàng đầu khi đi du lịch Châu Âu, lúc trước XL nghĩ là chỉ có ở Pháp mà thôi. XL có gia đình người quen ở bên ấy. Một lần bạn của XL qua Pháp thăm anh, đi chơi dọc đường hắn chợt bị đau bụng muốn tìm chỗ tháo, đi thiệt lâu mà chẳng biết vào đâu.. cuối cùng chịu hổng nỗi phải rơi rớt trong quần trước khi timf ra được toilet công cộng, mà phải trả tiền. Vào quán thì phải mua gì đó, mà cũng phải chờ đợi để đến phiên được giải thoát của nợ. Còn ở nhà ông anh của hắn thì trong toilet có note dặn dò : đi tiêu thì dội ngay, còn đi tiểu thì để đó chờ dăm bảy lần mới dội...nghe nói nước dùng sinh hoạt ở Paris rất hạn chế. Nghe bạn kể, XL khi đó đã đùa với với anh Ty, nếu tụi mình đi Pháp, thì nhớ mang tả và mỗi lần đi chơi chỗ nào xa xa hàng quán..thì mặc tả cho chắc ăn ha ha...

                Cũng cám ơn góp ý của anh Toản. Khi post chuyện đi te tua Âu châu mừng sinh nhật 60, 2016 vào trang này XL biết thế nào cũng nhận góp ý trên, nhưng vẫn thích chọc cho chủ nhà rầy rà chút ít...một lời rầy rà nhẹ nhàng dễ thương... để mà có chữ để đọc trong mấy ngày xuống ca. Xin cảm ơn lần nữa.

                Chuyện đi te tua Âu Châu năm 2016, sẽ alo alo vào mục nào đây các ace? Thông tin đi nha...

                Thân chúc tất cả có nhiều giờ vui, ngày vui..

                XL
                Rất đúng chuyến đi "mẩu quốc France" năm 1986 tôi đã bị tình trạng "WC trả tiến" kể cả Swiss (Thuỵ Sĩ) điều đau đớn là trả tiền cho tên gác của WC nhưng khi bước vào thì "hết giấy" phải trở ra mua giấy từ chính tên "gác của WC" ...quan trọng là nhớ đừng để của "xập khoá lại"...bạn lại tốn thêm một vé vào WC lần nữa đấy.

                Có như thế này trở về mới thấy "đất nước cờ huê tuyệt vời" đấy ACE.

                Có lẻ tên gác WC thấy mặt "Du khách" nên "xử ép" chăng??

                Minh 72KNH


                Trúc viết (click here)

                Câu chuyện "cái tủ không có hộc tủ" nghe nhớ lại những ngày mới sang "đất cờ huê" tôi cũng đã làm như vậy. Ngày xưa chở đi, hôm nay tôi là người đêm đến ..nợ cũ trả lại. :cuoilan:

                Minh 72KNH

                Comment


                • #83
                  Các bạn thân mến

                  Vừa qua các bạn đã xem qua một vài "vấn đề" khi du lịch Châu Âu . Những vấn đề nầy chúng tôi được bạn bè cho biết trước và nhờ vậy mà chuyến đi lần đầu qua Âu châu trở thành thú vị , tránh được những chuyện đáng tiếc xảy ra . Vì vậy chúng tôi , các bạn đi trước , các bạn ở Châu âu muốn chuyển tải những vấn đề nầy đến các bạn để hy vọng chuyến du lịch Âu châu của các bạn sẽ thành công hơn .

                  Nếu chẳng may bạn nào nghe xong, ngại quá, đành chuyển hướng du lịch đến một nơi khác thì quyết định nầy tuy không sai nhưng chắc chắn là rất đáng tiếc !



                  ( Brussels Belgium)







                  (NTT's photo)


                  Có rất nhiêu lý do để các bạn chọn du lịch Châu âu tuy nhiên chỉ cần thấy lượng du khách trên thế giới đổ về đây thì du lịch Châu âu tự nó đã là một lựa chọn của đa số .

                  Thân ái



                  NTT


                  Comment


                  • #84
                    Có bài viết hay xin mời ace đọc vui,

                    Diệu Thủ Thư Sinh 2015

                    Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

                    Lời người viết: “Diệu Thủ Thư Sinh” được tôi viết cách đây khá lâu, nhưng không vì thế mà thời-gian-tính làm suy yếu đi các chiêu thức mà các cao thủ trong giới giang hồ “pickpocket” ra tay xử dụng tại địa bàn Âu Châu. Ngược lại, võ công của các cao thủ này càng ngày càng cao cường hơn, tinh vi hơn và dĩ nhiên điêu luyện hơn. Vì thế, với mục đích giúp du khách người Việt biết ít nhiều thêm về các chiêu thức của các tay lão luyện diệu thủ Âu Châu nhằm tránh những mất mát trong chuyến du ngoạn. Bất cứ sự mất mát nào cũng làm bạn mất vui cho một chuyến vacation. Bài viết “Diệu Thủ Thư sinh 2015” được update như là một món quà gởi tặng đến những ai chuẩn bị cho một chuyến du ngoạn mùa Hè Âu Châu 2015. (Trần Nguyên Thắng)



                    Châu Âu, địa bàn hoạt động của các “Diệu Thủ Thư Sinh.” (Hình: nationsonline.org)


                    Những ai đã từng thích thú đọc chuyện Anh Hùng Xạ Ðiêu thì đều nhớ trong phần đầu bộ chuyện, Kim Dung có viết hư cấu về một nhóm 7 người được mệnh danh là Giang Nam Thất Quái. Nổi tiếng nhất là thủ lãnh Phi Thiên Biển Bức Kha Trấn Ác chuyên ném phi tiêu và sử dụng cây quải trượng và là đại sư phụ của Quách Tỉnh. Kế đến là Diệu Thủ thư sinh Chu Thông, người tinh thông sách vở và nhiều mưu mô. Giang Nam nhị quái Chu Thông thường ăn mặc như là một người thư sinh nghèo, dùng quạt làm vũ khí và chân tay quyền biến rất nhanh, lấy đồ trong túi người khác mau lẹ đến nỗi mà người mất không hề hay biết. Vì thế, giới võ lâm gán cho Chu Thông biệt danh là “Diệu thủ thư sinh.” Không biết tuyệt chiêu của diệu thủ thư sinh cao cường đến đâu qua ngòi viết của Kim Dung, nhưng những độc chiêu của chiêu thức “diệu thủ” ngày nay chúng ta không thể coi thường được. Môn võ công này có nhiều môn phái khác nhau tuỳ theo từng châu lục (Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu) nên các chiêu thức cũng khác nhau, nhưng chúng đều vô cùng lợi hại.

                    Âu Châu là một khu vực bao gồm các đất nước giàu nghèo nằm san sát nhau. Nước giàu thì có thể kể ra như Anh, Pháp, Ðức, Thụy Sĩ, Áo, Hà Lan, Bỉ. Nghèo thì có các nước cộng sản Ðông Âu cũ, còn nợ nần thì như Spain, Portugal, Italy, v.v... Nhưng dù ở bất cứ đất nước nào, những nơi mà du khách đổ xô đến du ngoạn thì các nơi đó đều có rất nhiều môn đệ của Giang Nam Nhị Quái Chu Thông làm việc cật lực ngày đêm. Du khách đến Âu Châu mà không biết sử dụng môn “lăng ba vi bộ” để tránh né thì rất dễ dàng trúng độc chiêu “diệu thủ” của họ. Các “diệu thủ thư sinh” gồm nhiều quốc tịch khác nhau và thường tụ tập thành từng nhóm, ít nhất từ 2 người đến 5-6 người. Mục đích là để bảo vệ tương trợ lẫn nhau và tạo ra các “hư chiêu” để đánh lừa du khách. Khi họ ra chiêu thì thường thường du khách không mất tiền thì cũng mất passport, máy camera, máy quay phim, đồng hồ, v.v... Sự mất mát giấy tờ tiền bạc làm du khách bực tức, nổi nóng cáu giận, mất thì giờ làm Police report và tốn thêm tiền để lo toan các phí tổn chung quanh. Tốt nhất là bạn phải hiểu và biết lo bảo vệ cho chính bạn khi rong ruổi du ngoạn Âu Châu.

                    Khi đi vào thành phố Âu Châu, khung cảnh đẹp đẽ của phố, di tích lịch sử nhà thờ, viện bảo tàng, sự sầm uất của quảng trường thường lôi cuốn làm ngẩn ngơ người xem. Ai cũng mải mê chụp hình, quay video chụp hình, hay lo nói chuyện thưởng ngoạn mà không còn chú tâm đến chung quanh. Ðây chính là lúc các “diệu thủ thư sinh” ra tay rất nhanh. Ðể tránh phiền phức mất mát, bạn nên để ý xem có ai đứng gần bạn không! Bất kể người đó ăn mặc như thế nào, họ ăn mặc thật sang trọng hay thật nghèo hèn cũng không khác gì nhau. Càng bảnh trai, càng xinh gái bao nhiêu thì bạn càng nên phải cảnh giác đề phòng nhiều hơn. Sau đây là những hiểu biết góp nhặt chia sẻ đến độc giả những điều cần chú ý.

                    Trước khi ra độc “chôm chỉa,” các “diệu thủ thư sinh” thường thường tung ra các hư chiêu để đánh lừa du khách. Các hư chiêu thường tỏ ra hữu hiệu khi nó được lồng vào trong các mưu kế như mỹ-nhân-kế, khổ-nhục-kế, giúp-đỡ-kế, công-an-kế vì đây là những mưu kế làm mũi lòng (như khổ-nhục-kế) hay áp đảo (như công-an-kế) tinh thần đối thủ trước khi các diệu thủ ra “thực chiêu” để lấy tiền bạc và đồ đạc của du khách.

                    -Khi bạn ngồi trong lobby hotel hay trong các tiệm ăn, nếu bạn thấy một cô xinh đẹp mà lởn vởn quanh mình, cô ta đi tay không và không đeo ví thì bạn nên cẩn thận vì cô ta có thể “muợn và đeo” ví của bạn rất nhanh mà không bị ai nghi ngờ gì cả.

                    -Ngắm cảnh đẹp, bạn mải mê rảo bước chân đi tìm chỗ đứng chụp hình quay phim, bạn thấy có ai đụng chạm nhẹ bạn phía sau. Quay lại bạn gặp một anh chàng bảnh bao, ăn mặc tử tế chải chuốt, trông rất thư sinh và nói câu xin lỗi. Bạn đừng vội nói: “It’s OK hay no problem”! Mà ngay lập tức bạn nên kiểm soát lại bóp ví, tiền bạc trong túi quần sau, tôi tin chắc 90% khuy nút túi sau của bạn đã bị mở hoặc bóp ví bạn đã ra đi.

                    -Bạn đang nắm tay đi dung dăng dung dẻ nói chuyện với vợ trên con đường rộng rãi, đọc thơ Tình Già của Phan Khôi mùi mẫn nói chuyện ngày xưa. Bỗng ngược chiều, một nhóm 3-4 người, con trai có con gái có, cười nói đùa nghịch và làm như muốn đâm sầm vào bạn. Bạn nên lùi tránh ra xa và sẵn sàng hét lên vì chính là chúng rồi. Thường khi bạn lùi tránh ra là chúng biết bạn đã biết nên chúng thường bỏ đi. Còn bạn không biết lùi tránh và cũng không biết hét thì bạn sẽ ngậm ngùi hát bài “Tình cầm nhầm: nếu ông còn trẻ như năm cũ, quyết đánh cả làng của chúng bây...”

                    -Bạn đang ngồi chờ bạn bè ở lobby hotel 5 sao đẹp và sang trọng. Bỗng có người trông rất chỉnh tề lân la đến làm quen. Nói đủ thứ chuyện và khen bạn, khen nước Mỹ bạn đang ở, khen ông tổng thống nước bạn đang ở rất giỏi. Cuối cùng anh/cô ta muốn bạn cho anh/cô ta mượn xem một đồng tiền dollar Mỹ mà anh/cô ta chưa bao giờ được thấy. Bạn lịch sự và đã được khen quá rồi nên không ngần ngại móc tiền trong bóp ví đưa cho anh/cô ta xem ngay. Sau khi từ giã người bạn mới, bạn đi lên phòng thì mới biết tiền và nữ trang trong ví bóp không cánh mà bay hết. Ðây là một tuyệt chiêu trong “diệu thủ pháp.” Bạn không nên quá thân thiện với người lạ và luôn luôn có một khoảng cách.

                    -Bạn thường rất kỹ nên lúc nào cũng cất tiền trong cặp táp với hai ba lần túi ngăn, khi cần tiền mua quà hay ăn trưa bạn mới lấy tiền từ trong cặp ra. Ðến chiều khi ngồi nghỉ, lấy tiền để mua nước uống thì mới biết là tiền trong ngăn cặp táp không còn nữa. Ðây là một tuyệt chiêu khác! Tốt nhất là bạn không nên hớ hênh để lộ tiền bạc cho người khác nhìn thấy.

                    -Nếu bạn đi xe metro, thường thì đi trong đường hầm metro các “diệu thủ” chưa làm việc vội. Họ sẽ đứng cạnh bạn đợi xe điện, xe vừa ngừng lại mở cửa là họ tung chiêu ngay. Họ làm bộ cúi xuống để cột lại dây giầy, đồng thời ôm cả hai chân bạn. Bạn sẽ ngả chúi về phía trước và đã có người đứng sẵn đó đỡ bạn. Lúc bạn đứng thẳng người lên được thì mọi sự đã xong xuôi. Chiêu thức này thường thì chỉ áp dụng cho phái mày râu. Còn phái đẹp thì các diệu thủ lịch sự hơn nên làm bộ chen lấn vào xe và họ dùng chiêu thức đôi tay rất nhanh mở ví bóp các bà các cô, ít ai thấy kịp. Khi họ “làm bộ cúi xuống” và “làm bộ chen lấn” chỉ là hư chiêu đánh lạc hướng chú tâm của bạn. Chỉ có thế thôi và bạn sẽ ngâm thơ “ngậm ngùi” của Huy Cận suốt trên con đường hành trình còn lại.

                    -Bạn hay đeo packbag sau lưng và mỗi khi nghỉ chân ăn uống thì thường hay bỏ xuống cạnh mình, tưởng thế là an toàn. Nhưng nếu có một hai cặp tình nhân đi gần vào chỗ bạn ngồi thì bạn phải chú ý ngay bàn tay của họ. Họ dùng 1 ngón tay móc vào quai packbag và đi tỉnh bơ. Nếu bạn thấy kịp và phản ứng thì cô tình nhân sẽ làm như người vô tình “chận đường” bạn, anh tình nhân sẽ buông ngón tay ra bỏ lại packbag và họ vẫn “âu yếm” dìu nhau đi trên phố vắng như đã không có chuyện gì xảy ra!

                    -Bạn đang dạo chơi thưởng ngoạn một thắng cảnh nào đó, bất chợt có những cô bé/phụ nữ chạy đến tìm cách nói chuyện, xin chữ ký thì bạn hãy nên cẩn thận vì lòng thương người của bạn là nằm đúng trong thế “hư chiêu” của họ. Trong lúc bạn “ký tên” là họ ra tuyệt chiêu ngay. Trong trường hợp này bạn chính là người hại bạn.

                    -Bạn check-in khách sạn và nhớ tuyệt đối không cất tiền bạc nữ trang trong safety box (tủ an toàn) trong phòng bạn. Hotel lúc nào cũng có ghi chú điều này. Safety box chỉ dùng để cất giữ giấy tờ chứ không phải là tủ cất giữ tiền bạc nữ trang. Bạn có mất thì đành ngậm đắng nuốt cay thôi vì không có khách sạn nào đền cho bạn. Dĩ nhiên là phải có bàn tay của “diệu thủ thư sinh” nhưng tuyệt chiêu như thế nào thì ngay cả khách sạn họ cũng không biết.

                    -Ðang đi dạo cùng với vợ/người yêu ở một chỗ hơi vắng vẻ, bỗng dưng có một người nhờ bạn chụp hình cho họ. Bạn vừa cầm camera của người đó, chưa kịp chụp hình giúp, thì... Ngay lúc đó xuất hiện ra một hay hai gã “công an/cảnh sát” chận người kia lại, tay rút ra một tấm thẻ như là “ID của công an/cảnh sát” dí vào mặt và yêu cầu người kia cho xem passport và tiền mặt vì khu vực đó có nhiều tay buôn bán ma túy. Sau đó thì các gã công an/cảnh sát này quay sang hỏi giấy tờ và tiền bạc của bạn. Ðây là một hư chiêu được trình diễn thành một màn kịch tinh vi, chúng dùng hư chiêu “công-an-kế” để doạ nạt tinh thần bạn ngay lúc đó. Nếu bạn đưa giấy tờ và tiền bạn cho chúng xem! Thế là xong. Tiền bạc của bạn chia tay với bạn ngay lúc đó! Những tên đó là “công an/cảnh sát giả” và là một bọn với tên nhờ bạn chụp hình. Tốt nhất trong mọi trường hợp, bạn nên từ chối hay lơ đi khi có người lạ nhờ giúp đỡ, nếu bạn sốt sắng giúp ngay thì bạn có thể rơi vào hư chiêu “giúp đỡ kế” và “công an kế” của họ. Lòng giúp đỡ của bạn hết sức tai hại và nguy hiểm cho chính bạn mà không lường trước được.

                    Nếu phải kể ra hết những chiêu thức của các tay “diệu thủ thư sinh” thì tôi chịu thua vì các chiêu thức này biến hóa khôn lường. Các môn đệ của Giang Nam nhị quái giỏi hơn sư phụ của họ nhiều. Họ không xấu hổ, không sợ bị bắt và cũng không sợ bị đánh. Họ làm vì nhu cầu để sống, họ không học hành, họ không có việc làm! Có những diệu thủ lấy hết tiền của đối phương và họ gửi trả lại giấy tờ cho người bị mất. Thế mới biết cũng có những tay “diệu thủ” làm việc vẫn có “lương tâm”!

                    Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, có biết bao nhiêu người quyền cao chức trọng nhưng bản chất “diệu thủ” về trộm cắp của công cũng không khác lắm, nhưng họ dùng các chiêu thức khác. Hư chiêu của họ là bề ngoài giàu có, quyền thế, giả vờ đóng vai đạo đức lo cho dân và vì dân! Một xã hội nào có quá nhiều trộm cắp hối lộ tham nhũng thì tôi nghĩ lỗi của họ một phần mà tội lỗi của cả một tập thể lãnh đạo ở xã hội đó mới là điều chính yếu vì tập thể lãnh đạo đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Khổng Tử, Mạnh Tử trong một chiều hướng nào đó đã cố tạo ra một cái “Lễ” để buộc con người vào cái thiện, vào cái trật tự có trên có dưới của gia đình nhằm để giảm bớt đi nạn trộm cắp trong xã hội. Tóm lại, sự thiên vị đẳng cấp, giai cấp và những nghèo khó bất công trong xã hội đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành ra một đội ngũ môn đệ của Giang Nam Nhị Quái Chu Thông vô cùng rộng lớn trên khắp Ðịa Cầu này. Võ công của sư tổ Chu Thông “Phân Cân Thác Cốt Thủ” dù ông đã luyện thành rất cao nhưng ngày nay chỉ là một hạt cát trong kho tàng võ công của các đệ tử ông. Có dịp tôi sẽ quay trở lại với đề tài “diệu thủ thư sinh” Á Châu và Mỹ Châu với các chiêu thức khác với Âu Châu.

                    Sau 20 năm làm việc trong ngành du lịch, tôi tự luyện tập môn “thoái nhất bộ” (lùi một bước) để khống chế “diệu thủ pháp” của các cao thủ môn đệ Chu Thông. Chiêu thức này cần nhất sự bình tĩnh. Khi đã nghi ngờ thì luôn luôn lùi xa ra một chút và sẵn sàng xử dụng tiếp chiêu “Sư tử hống” một tuyệt chiêu của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn để đối thủ e dè lùi xa ra. Tôi tránh không để ai chen lấn đến gần, nhìn thẳng vào mặt và quan sát hành động đối phương. Tôi không bao giờ đưa trình giấy tờ và tiền bạc cho bất cứ ai công an cảnh sát nào ngoài đường, ngoại trừ ở hotel hay bót cảnh sát. Thường thì tôi thành công đến 95% nhưng 5% còn lại, khi gặp tay đại-cao-thủ thì mình phải ngả nón bái phục và vô cùng ngưỡng mộ phép hư chiêu và võ công diệu-thủ-pháp tuyệt đỉnh của họ. “Thoái nhất bộ” hay “Lăng Ba Vi Bộ” hay “Sư tử hống” của bạn dù có giỏi đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu bạn vẫn lòng thương người thì độc chiêu của Diệu thủ thư sinh vẫn đánh gục bạn ngay trên bước đường du ngoạn Âu Châu! Tôi cũng là người đã hai lần “bị đánh gục” ở trời Âu.

                    Nguon: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.Vaaj2PlViko


                    Comment


                    • #85
                      Chào tái ngộ với các bạn trong mục DL-GĐTM ! Lần này dựa vào những thắc mắc của bạn Trúc Lâm , chúng ta hãy cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về du lịch Âu châu qua các vấn đề sau :

                      1. Nên đi tự túc hay đi theo tour , cách nào hay hơn và tại sao .

                      2. Kế tiếp là vấn đề ngôn ngữ giao tiếp , những trở ngại và cách giải quyết

                      3. lựa chọn phương tiện di chuyển ( phi cơ, car, bus , train, cruise, xe đạp, xích lô ...) dọc đường gió bụi .

                      Nói chung ai có bất kỳ trải nghiêm lớn hay nhỏ , tốt hay xấu liên quan đến các vấn đề nêu trên thì rất nên kể ra để bàn luận cho vui , qua đó giúp bạn bè học hỏi thêm kinh nghiệm .

                      Trong khi chờ đợi , thân ái chúc mọi người vui .

                      NTT


                      Comment


                      • #86
                        Các bạn thân mến

                        Du lịch Âu châu có bị trở ngại về ngôn ngữ không ? Câu trả lời là không , nếu bạn biết tiếng Anh . Có hai lý do để cũng cố câu trả lời này như sau :

                        1. Cơ hội để bạn du lịch ra khỏi vùng phủ sóng của tiếng Anh là rất ít . ( ngoại trừ bạn có thân nhân tại địa phương hoặc bạn là dân du lịch chuyên nghiệp ) . Tại những địa điểm này người Mỹ , người Úc ... đứng đầy và ai cũng khá thân thiện, vui vẻ .

                        2. Trên đường đi đến những địa điểm nổi tiếng , các dịch vụ muốn tồn tại phải dùng người biết tiếng Anh .

                        Có một lần ở Ý , ngoài vòng phủ sóng tiếng Anh , chúng tôi vào một tiệm tạp hóa để mua chai rượu làm quà .Chủ tiệm và khách hàng đều nói rất nhiều nhưng một bên là tiếng Ý , bên kia là tiếng Anh . Cuối cùng mặc dầu không ai hiểu ai nhưng cũng mua được một chai rượu gia truyền khá tốt , người bán cũng rất vui , tặng thêm mấy cục kẹo chocolate cũng thuộc loại đặc biệt làm tại gia khi thấy chúng tôi để tay lên ngực nói được một chữ "grazie" ( cám ơn ) . Sau vụ nầy chúng tôi cảm thấy tự tin cho khả năng truyền tưởng của mình rất nhiều

                        Tóm lại bạn sẽ thấy được sức mạnh quốc tế của English: Đến nước người ta , 'speak English' mà người ta không hiểu thì đó là 'problem' của người ta chứ không phải của mình ! Ngày xưa có ông lính Mỹ nào đến VN mà phải học tiếng Việt đâu . Bây giờ cũng vậy English đã đến tận các bà nông, ngư dân VN : " Hello , ê you ! motor boat , half an hour , very good , very safe..." là những lời mời đi ghe mà các bạn sẽ nghe ở phố cổ Hội an .





                        Còn chúng tôi, nghe họ nói có hơi khác chút đỉnh :

                        - Hey you , motor boat , half an hour, very cheap ... Việt nam hả ? nhìn giống Đài loan làm tui phải nói tiếng Mỹ chết ... tui luôn !



                        Thân ái

                        NTT

                        Comment


                        • #87
                          Đi du lịch nên đi tự túc hay đi tour ? : Đi tự túc hay đi tour mỗi cái đều có cái hay .

                          Theo tôi, đi tự túc là mình tự làm tour cho mình, mình phải tự lập một chương trình,dự định mình muốn tới chỗ nào ,ở đó bao lâu .Bây giờ có Internet ,có Google Maps cho nên mọi việc không khó nếu mình chịu khó tìm . Mình có thể kiếm Hotel gần nơi mình đến,chọn Hotel vừa với túi tiền của mình coi trong Trivago, khi mướn hotel mình nên đặt trước 1,2 ngày, giá rẻ hơn là mình tơi' đó mới mướn. Với Internet mình biết những danh lam thắng cảnh,những gì đặc sắc của nơi đó và địa chỉ để tới . Đi du lịch nếu có khoảng 4 người thì mướn xe cũng không mắc, đi chơi được nhiều chỗ , không mỏi chân, ít tốn thời gian .Già rồi không thích đi bộ nhiều . Còn ăn uống thì mấy chỗ này tiệm quán nhiều lắm khỏi lo , sang thì vô nhà hàng ,còn vô mấy quán Bình dân cũng ngon và rẻ.

                          Đi tour thì tiện ,mình không phải làm chương trình,người dẫn tour họ đã có kinh nghiệm họ chỉ dẫn hết,có điều mình chỉ tới những chỗ mà tour đưa ra. Người làm tour biết nơi nào rẻ tiền ,ít tốn kém và cho mình tới đó du lịch. Thí dụ như nếu đi Đông Âu thì rẻ hơn đi Tây Âu . Cho nên tuỳ theo ý mỗi người,cách nào cũng có hay . chúc các bạn vui khi tới Âu Châu.

                          KV

                          Comment


                          • #88
                            Các bạn mến

                            Có thể sau khi xem xong 2 comment của Anh Toản và của KVân , chắc các bạn cũng yên tâm phần nào lên kế hoạch du lịch cho mình rồi hén , chỉ cần biết tiếng Anh đi đâu cũng không sợ lạc , mua sắm dễ dàng , đúng là như vậy , còn lỡ một bên chỉ nói tiếng Ý , một bên nói tiếng Anh mà hai bên vẫn hiểu thì P vẫn thắc mắc anh Toản đã diễn tả như thế nào mà họ hiểu hay zậy có thể chia sẻ cho bà con lấy kinh nghiệm được không , còn P đôi khi nói tiếng Việt mà sợ người ta không hiểu nên vẫn phải kèm thêm body language nữa , chứ chẳng phải vì không nói được tiếng ... nước ngoài đâu đó các bạn ạ

                            Lúc trước , P cũng có một chuyện vui khi tình cờ vào một tiệm ăn ở Hongkong , hôm đó P không được may mắn lắm vì gặp một cô service không nói được một chữ tiếng Anh nào , cho nên P thấy những người chèo đò ở Hội an zậy mà hay hơn cô này đó . Sau vài câu xã giao mạnh ai nấy nói không ai hiểu ai làm P tưởng phen này phải đứng lên nhường chỗ cho người khác , bổng dưng chợt nhớ tới công dụng của sự diễn tả bằng tay , thế là đem ra thử liền , P vẽ ngay lên mặt bàn hình cái tô rồi la cạp cạp , người service mỉm cười gật gật , đắc ý , P vẽ thêm dĩa cơm kêu ò ó o , để cầu may , vậy mà họ hiểu ý đem ra hai món như ý mình muốn luôn , là mỳ vịt và cơm gà , lúc đó lòng mừng khấp khởi chuẩn bị ăn bổng đâu nghe từ bên trong một tiếng nói vọng ra , bàn đó có nước tương chưa , làm P ... muốn té ngửa ,:cuoilan: nhưng nhờ kinh nghiệm này từ đó đi đâu P cũng mang theo một quyển sỗ và cây bút để đề phòng tắc tiếng thì ra ... tay !

                            Còn đối với phương tiện di chuyển , nếu được đi du lịch P sẽ chọn phương tiện công cộng , tuy có mặt hạn chế như phải đi bộ tới trạm , phải hiểu được các bảng chỉ dẩn hoặc mất nhiều thời gian chờ đợi hơn nhưng mình sẽ đỡ căng thẳng về chuyện lái xe như lạ đường , lạ luật , chẳng hạn như bên Úc lái xe bên lề trái thì luật trên đường chắc sẽ khác với những quốc gia lái xe bên lề phải , nhưng nếu không lo về luật lệ đi đâu nếu tự lái được vẫn ... vui hơn , các bạn hén ?



                            Public transport 9:36 PM @ Saint Lazare gare, Paris . ( NTT's photo)


                            Tham gia góp vui với các bạn một chút , chúc các bạn tương lai sẽ có những chuyến du lịch như ý nhen

                            Thân mến

                            PL

                            Comment


                            • #89
                              Cứ mỗi lần biết được bạn ta đi du lịch mới về, T đều mong bạn viết về chuyến đi cuả ‘chính bạn’, kinh nghiệm cuả ‘chính bạn’ trong chuyến đi đó, bạn thấy gì, biết thêm điều gì, rồi chia xẽ với web nhà thì quý hoá và thích thú cho những ai chưa có điều kiện như bạn. Những bài viết như vậy không giống bất kỳ chuyến đi cuả người nào khác, lại càng không giống những thông tin từ internet.

                              Ai lại chẳng biết đến La Mã là có toà Thánh, đến Sydney thì phải tới nhà hát Con Sò, du lịch nước Pháp nên ở Ba Lê vài đêm. Người ta đến để nhìn ngắm, hay có điều kiện sống ở đó một thời gian rồi ghi xuống đôi dòng cảm nghĩ. T nghĩ những bài viết như thế không thể nào trùng lập, dù những điạ danh đó đã từng đón nhận biết bao du khách, bởi vì, nào có ai có cùng cảm nhận, cùng trải nghiệm được.



                              "...đến Sydney thì phải tới nhà hát Con Sò" (NTT's photo)


                              Có những thắng cảnh, những điạ danh nổi tiếng mình thấy không biết bao nhiêu lần qua phim ảnh, hay qua các bài tường thuật, đọc thấy nó cao từng này, lớn chừng này, nhưng làm sao cảm nhận được nó lớn như thế nào. Phải đứng trước nó, thấy từng đường gạch, nét vẽ, thấy cây cột to lù lù, ngó lên muốn trật cổ, hay đứng trước hồ nước mênh mông không bờ như biển rộng thì mới cảm được thật sự: ‘A…tsk, tsk….quả là vĩ đại! quả là tuyệt vời! Hèn chi, ai cũng muốn tới đây.’

                              Trong thâm tâm mỗi người ai cũng muốn được thấy tận mắt, nghe tận tai những nơi chốn đã tạo niềm hứng thú cho bao du khách từ xưa tới giờ. Người ta tới Yellowstone, Golden Gate, Nam Cực, Luân Đôn, Bá Linh, Yosemite…. T cũng muốn mình được đặt chân tới đó. Càng đọc về những danh lam thắng cảnh trên thế giới, niềm mong ước được đến đó càng mãnh liệt.

                              Thân mến,

                              Trúc

                              Comment


                              • #90
                                "Cứ mỗi lần biết được bạn ta đi du lịch mới về, T đều mong bạn viết về chuyến đi cuả ‘chính bạn’, kinh nghiệm cuả ‘chính bạn’ trong chuyến đi đó, bạn thấy gì, biết thêm điều gì, rồi chia xẽ với web nhà thì quý hoá và thích thú cho những ai chưa có điều kiện như bạn. Những bài viết như vậy không giống bất kỳ chuyến đi cuả người nào khác, lại càng không giống những thông tin từ internet. "

                                ...


                                Ờ, Chị cũng đồng ý với Trúc là kể lại những tâm tình, kinh nghiệm với hình ảnh chuyến đi chia xẻ với người "ở nhà" mong đợi được đọc, được biết chuyện đường xa của bạn ta...

                                Vậy mà bạn ta kể lại bằng cách hỏi ngược lại thắc mắc của người "ở nhà", thiệt là làm khó "người ở nhà" hết sức!

                                Oops! hehe! :shocked2:

                                Comment

                                Working...
                                X